10. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2022-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích xu hướng sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (BVTPTĐ) giai đoạn 01/2022 – 06/2024.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu dữ liệu điện tử về chi phí sử dụng kháng sinh trong điều trị cho người bệnh có BHYT tại BVTPTĐ giai đoạn 01/2022 – 06/2024. Xu hướng sử dụng và chi phí điều trị bằng kháng sinh được phân tích theo từng khoảng thời gian (6 tháng), dựa vào từng nhóm kháng sinh và chi phí trung bình cho mỗi lượt chỉ định kháng sinh.
Kết quả: Trong giai đoạn 01/2022 – 06/2024, có 540.164 lượt chỉ định kháng sinh cho người bệnh có BHYT tại BVTPTĐ, trong đó ngoại trú là 65,1%. Tỷ lệ lượt chỉ định kháng sinh theo thời gian có giá trị từ 17,4% đến 19,2% trong điều trị nội trú; và giao động từ 6,1% đến 7,2 % trong điều trị ngoại trú. Trong tổng chi phí kháng sinh đã sử dụng giai đoạn 01/2022 – 06/2024, chi phí kháng sinh cho nội trú và ngoại trú chiếm tỷ lệ lần lượt là 54,6% (n=38.491,426 triệu đồng) và 45,4% (n=32.041,026 triệu đồng). Tỷ lệ chi phí kháng sinh so với chi phí thuốc trong điều trị nội trú và ngoại trú có giá trị giảm theo thời gian, từ 26,5% đến 22,3% trong nội trú; và từ 9,5% đến 5,6% trong ngoại trú. Nhóm Beta-lactam, Quinilon, Nitroimidazol là ba nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị nội trú và ngoại trú, trong đó, tỷ lệ lượt chỉ định và chi phí của KS nhóm Beta- lactam giảm theo thời gian trong điều trị nội trú và cả ngoại trú. Trong giai đoạn 01/2022 – 06/2024, chi phí trung bình cho một lượt chỉ định kháng sinh có xu hướng giảm theo thời gian ở cả điều trị nội trú (từ 218.000 đồng/lượt KS đến 186.000 đồng/ lượt KS) và ngoại trú (từ 142.000 đồng/lượt KS còn 77.000 đồng/lượt KS).
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã giúp BVTPTĐ cập nhật tình hình và xu hướng sử dụng thuốc kháng sinh trong giai đoạn 01/2022 – 06/2024, tạo dữ liệu nền tảng cho hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh, và hoạch định chính sách mua sắm thuốc tại BVTPTĐ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng sinh, quản lý sử dụng thuốc, chi phí, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế. Quyết định số 5631/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện". 2020.
[3] Bộ Y tế. Thông tư số 20/2020. Ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế. 2020.
[4] Lê Đình Thanh, Hứa Thị Hồng Ân, Lê Đặng Minh Anh, Phùng Ngọc Cẩm Tiên, Phạm Thị Thu Hiền. Phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2014-2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 02/05 2024;535(1).
[5] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Phạm Thu Thủy, Lê Phước Thành Nhân, Trần Thị Ngọc Vân, Trần Thị Diễm Trang, Phan Thị Thanh Trà, Phan Văn Đức, Trần Văn Khanh. Phân tích tình hình sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn trong điều trị ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 02/10 2023;520(1B).
[6] Lê Phước Thành Nhân, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, Hoàng Thy Nhạc Vũ, Nguyễn Hoàng Thu Trang, Hoàng Thị Thùy Dung. Phân tích chi phí sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh giai đoạn 2023-2024. Tạp Chí Y Học Cộng Đồng. 2024;(65).
[7] Nguyễn Thanh Lâm, Lâm Hoàng Trung, Võ Phạm Minh Thư, Dương Thị Thanh Vân. Khảo sát về tình hình sử dụng kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh tại khoa nội tổng hợp bệnh viện trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 06/29 2023;(60):58-64.
[8] Đặng Thị Thuỷ, Phạm Vĩnh Trường, Ngô Thị Xuân Thu, Nguyễn Đức Trung. Phân tích sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong 6 tháng đầu năm 2023. Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108. 16/10/2023;18(Số đặc biệt 10/2023).