8. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt dạ dày + nạo hạch D2 điều trị ung thư dạ dày tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức từ năm 2019 đến 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang những trường hợp ung thư dạ dày được PTNS cắt dạ dày và nạo hạch D2 triệt để tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức từ 1/2019 đến 10/2022.
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 56.8 ± 12.1 tuổi, tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 35 tuổi, tuổi lớn nhất mắc bệnh là 77 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là: 2.3/1. Có 22 trường hợp (84,6%) được cắt bán phần dưới và 4 trường hợp (15,4%) được cắt toàn bộ dạ dày. Thời gian mổ trung bình 239 ±41 phút, ngắn nhất 130 phút, dài nhất 340 phút. Có 10 trường hợp (38,5%) có thương tổn ở hang vị, 10 trường hợp (38,5%) có thương tổn ở bờ cong nhỏ, 1 trường hợp (3,8%) ở tâm vị. Kích thước trung bình của thương tổn là 2,86 ± 1,38 cm, u nhỏ nhất là 0,8 cm, u lớn nhất là 6 cm. Số hạch nạo vét được trung bình là 15 ± 2 hạch. Số hạch di căn trung bình là 4,7 hạch. Có 10 trường hợp (38,5%) giai đoạn IIIB, 6 trường hợp (23,1%) giai đoạn IIA, 2 trường hợp (7,6%) giai đoạn IA. Về độ biệt hóa có 16 trường hợp (62%) ung thư biểu mô tuyến, 6 trường hợp (23%) ung thư biểu mô kém biệt hóa, 4 trường hợp (15%) ung thư biểu mô tế bào nhẫn. Không ghi nhận trường hợp nào có tai biến hay biến chứng sau mổ. Thời gian nằm viện sau mổ: 7.1±1.26 ngày. Chúng tôi theo dõi tất cả 24 trường hợp (92,3%). Có 2 trường hợp (7,6%) mất dấu. Thời gian theo dõi trung bình là 16 ± 12,9 tháng, dài nhất là 45 tháng, ngắn nhất là 2 tháng. Có 3 trường hợp (11,5%) tử vong trong thời gian theo dõi. Thời gian sống còn toàn bộ trung bình ước lượng Kaplan Meier là 37,8 ± 3,7 tháng.
Kết luận: PTNS cắt dạ dày và nạo hạch D2 hiệu quả trong điều trị ung thư dạ dày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư dạ dày, phẫu thuật nội soi, cắt dạ dày
Tài liệu tham khảo
[2] Wang Z, Chen JQ, Cao YF. Systematic review of D2 lymphadenectomy versus D2 with para-aortic nodal dissection for advanced gastric cancer. World J Gastroenterol. 2010;16(9):1138-49.
[3] Kitano S, Iso Y, Moriyama M, Sugimachi K. Laparoscopy-assisted Billroth I gastrectomy. Surg Laparosc Endosc. 1994;4(2):146-8.
[4] Kitano S, Yasuda K, Shiraishi N. Laparoscopic surgical resection for early gastric cancer. Eur J Gastroenterol Hepatol. 2006;18(8):855-61.
[5] Noshiro H, Shimizu S, Nagai E, Ohuchida K, Tanaka M. Laparoscopy-assisted distal gastrectomy for early gastric cancer: is it beneficial for patients of heavier weight? Ann Surg. 2003;238(5):680-5.
[6] Lee J, Kim W. Long-term outcomes after laparoscopy-assisted gastrectomy for advanced gastric cancer: analysis of consecutive 106 experiences. J Surg Oncol. 2009;100(8):693-8.
[7] Huscher CG, Mingoli A, Sgarzini G, Sansonetti A, Di Paola M, Recher A, et al. Laparoscopic versus open subtotal gastrectomy for distal gastric cancer: five-year results of a randomized prospective trial. Ann Surg. 2005;241(2):232-7.
[8] Lin JX, Huang CM, Zheng CH, Li P, Xie JW, Wang JB, et al. Surgical outcomes of 2041 consecutive laparoscopic gastrectomy procedures for gastric cancer: a large-scale case control study. PLoS One. 2015;10(2):e0114948.
[9] Phạm Đức Huấn THS, Đỗ Văn Tráng, (2012), Kết quả phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nạo vét hạch D2 nội soi. Tạp chí phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, Kết quả phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nạo vét hạch D2 nội soi. Tạp chí phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, 2(1), pp. 29 - 33.
[10] Võ Duy Long NHB, Đỗ Đình Công (2016), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày. Tạp chí Y học TPHCM , 2-20.