3. RỐI LOẠN LO ÂU Ở NGƯỜI BỆNH HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Trần Nguyễn Ái Thanh1, Nguyễn Thị Ngọc Thảo2, Phan Thị Hoài Yến1,2
1 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu các yếu tố liên quan trên người bệnh HIV đang điều trị tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 369 người bệnh HIV đang điều trị tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2024. Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện với bộ câu hỏi soạn sẵn gồm thang đo rối loạn lo âu (GAD-7). Sử dụng phép kiểm chi bình phương (hoặc kiểm định chính xác Fisher) và chỉ số PR để xác định mối liên quan.


Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lo âu trên người bệnh HIV là 29,3%. Các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng rối loạn lo âu là thời gian phát hiện bệnh, tình trạng kinh tế, tác dụng phụ.


Kết luận: Sức khỏe tâm thần trên người bệnh HIV đang điều trị cần sự quan tâm hơn ở các nhóm có thời gian phát hiện bệnh ngắn, tình trạng kinh tế khó khăn và có tác dụng phụ của thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] The Joint United Nations Programme on HIV and AIDS. Global HIV & AIDS statistics — Fact sheet. 2023 [cited 10/8/2024]; Available from: https://www.unaids.org/en/resources/fact-sheet.
[2] World Health Organization. HIV data and statistics. 2023 [cited December 20, 2023. ]; Available from: https://www.who.int/teams/global-hiv-hepatitis-and-stis-programmes/hiv/strategic-information/hiv-data-and-statistics.
[3] Abadiga, M. Depression and its associated factors among HIV/AIDS patients attending ART clinics at Gimbi General hospital, West Ethiopia, 2018. BMC research notes. 2019 Aug 20;12(1):527.
[4] Camara A, Sow MS, Touré A, Sako FB, Camara I, Soumaoro K, et al. Anxiety and depression among HIV patients of the infectious disease department of Conakry University Hospital in 2018. Epidemiology and infection. 2020 Jan 14;148:e8.
[5] Cai S, Liu L, Wu X, Pan Y, Yu T, Ou H. Depression, Anxiety, Psychological Symptoms and Health-Related Quality of Life in People Living with HIV. Patient preference and adherence. 2020;14:1533-40.
[6] Betancur MN, Lins L, Oliveira IRd, Brites C. Quality of life, anxiety and depression in patients with HIV/AIDS who present poor adherence to antiretroviral therapy: a cross-sectional study in Salvador, Brazil. The Brazilian Journal of Infectious Diseases. 2017 2017/09/01/;21(5):507-14.
[7] Algarin AB, Sheehan DM, Varas-Diaz N, Fennie K, Zhou Z, Spencer EC, et al. Enacted HIV-Related Stigma's Association with Anxiety & Depression Among People Living with HIV (PLWH) in Florida. AIDS and behavior. 2021 Jan;25(1):93-103.
[8] Anh HNV, Kiên TG, Tuyến NTK, Quyết PĐ. Rối loạn lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống của những người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(2):tr. 259-64.
[9] Spitzer, L. R, Kroenke, K., Williams, B. J, et al. A brief measure for assessing generalized anxiety disorder: the GAD-7. Archives of internal medicine. 2006 May 22;166(10):1092-7.
[10] Mughal, Y. A, Stockton, A. M, Bui, Q., et al. Validation of screening tools for common mental health disorders in the methadone maintenance population in Hanoi, Vietnam. BMC psychiatry. 2021 Oct 5;21(1):488.
[11] Desta, F., Tasew, A., Tekalegn, Y., et al. Prevalence of depression and associated factors among people living with HIV/AIDS in public hospitals of Southeast Ethiopia. BMC psychiatry. 2022 Aug 19;22(1):557.
[12] Xie, J., Wang, Z., Li, Q., et al. Associations between antiretroviral therapy-related experiences and mental health status among people living with HIV in China: a prospective observational cohort study. AIDS research and therapy. 2021 Sep 9;18(1):60.