2. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2024

Nguyễn Thanh Tới1, Đào Thái Anh1, Trần Thị Bích Bo1, Nguyễn Thị Xuân Dinh1, Lê Thị Tuyết Trinh1
1 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của Điều dưỡng, xác định tỉ lệ kiến thức, thực hành đạt về tiêm an toàn và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành tiêm an toàn của Điều dưỡng tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức năm 2024.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 218 Điều dưỡng công tác tại các khoa lâm sàng, trực tiếp chăm sóc người bệnh và có thực hiện kỹ thuật tiêm, Bệnh viện thành phố Thủ Đức năm 2024.


Kết quả: Độ tuổi trung bình của Điều dưỡng tham gia nghiên cứu là 31,64 tuổi, tỉ lệ Nữ/Nam là 5:1. Trình độ đại học và sau đại học là 59,2%, thâm niên công tác từ 5 năm trở lên là 76,1%. Điều dưỡng có kiến thức đạt và thực hành đạt về tiêm an toàn là 51% và 58,3% (điểm trung bình kiến thức là 22,58 ± 2,28; điểm trung bình thực hành là 18,95 ± 2,88). Biến số tuổi và thâm niên công tác liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức và thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng (p<0,05).


Kết luận: Đội ngũ Điều dưỡng công tác tại Bệnh viện tương đối trẻ, trình độ học vấn tương đối cao. Tuy nhiên, tỉ lệ Điều dưỡng có kiến thức đạt và thực hành đạt về tiêm an toàn còn ở mức trung bình, vì vậy cần đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm an toàn cho Điều dưỡng công tác tại Bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ y tế, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo quyết định số: 3671/QĐ- BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của bộ y tế.
[2] Nguyễn Thị Thanh Nhiệm. Kiến thức thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của Điều dưỡng tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy. 2021.
[3] Nguyễn Hương Lan, Nguyễn Duy Trường, Lệ Thị Quế và cộng sự. Thực trạng mũi tiêm an toàn tại Viện lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2018, Hội nghị khoa học Điều dưỡng. 2020.
[4] B. P. Kuti el el. Hand hygiene for the prevention of infections in neonates. Cochrane Database of Systematic Reviews. 2023, pp.1
[5] Nguyễn Thị Hoài Thu. Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của diều dưỡng tại bệnh viện Nhi trung ương. 2018. Tạp chí nghiên cứu y học, 112 (30), tr.101-109.
[6] Vương Thị Nhật Lệ và cộng sự. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của ĐD về tiêm tĩnh mạch an toàn tại BV chợ rẫy, 2016. Tập chí y học TP Hồ Chí Minh. 2016. Tập 20 - số 2, hội nghị khoa học kỹ thuật BV Chợ rẫy, tr 472.
[7] Võ Thị Mỹ Linh, Nguyễn Duy Phong. Kiến thức – thực hành về tiêm an toàn của Điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại các bệnh viện công lập tỉnh Tây Ninh. 2018. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 25, số 2. tr 35 – 41.
[8] Hà Thị Kim Phượng. Kiến thức, thực hành Tiêm an toàn của ĐD viên và các yếu tố liên quan tại 3 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. 2014. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng. Đại học Y tế công cộng. 2014.
[9] Vũ Thị Thanh An, Lê Văn Thắng. Quản lý tiêm an toàn tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 526, số 2. Tr 185 – 189.
[10] Đặng Thị Thanh Thủy và cộng sự. Kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung cấp y tế tỉnh Kon Tum. 2016.