40. THAY ĐỔI KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA NGÃ CHO NGƯỜI BỆNH CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

Tăng Thị Hảo1, Vũ Minh Hải1, Tăng Thị Hải1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức phòng ngừa ngã cho người bệnh của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Thái Bình sau can thiệp.


Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trên một nhóm có đánh giá trước sau với sự tham gia của 231 sinh viên điều dưỡng năm thứ 2, thứ 3 của trường Đại học Y Dược Thái Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 6/2024.


Kết quả: Sau can thiệp có sự thay đổi về điểm kiến thức của sinh viên điều dưỡng trong phòng ngừa ngã cho người bệnh trên cả 4 lĩnh vực đều tăng rõ rệt so với trước can thiệp với p<0,001 (điểm trung bình kiến thức về yếu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ, dự phòng và quản lý ngã trước can thiệp (TCT) lần lượt là 3,6±1,5; 2,1±1,0; 3,5±1,1; 2,6±1,0 sau can thiệp (SCT) tăng lên lần lượt là: 5,5±1,2; 4,3±0,9; 6,6±1,3; 5,4±1,0.


Kết luận: Sau can thiệp có sự thay đổi về điểm kiến thức của sinh viên điều dưỡng trong phòng ngừa ngã cho người bệnh trên cả 4 lĩnh vực đều tăng rõ rệt so với trước can thiệp với p<0,001.
Do đó, các chương trình giáo dục phòng ngừa ngã nên được phát triển và cung cấp cho SVĐD để phòng ngừa các nguy cơ liên quan đến an toàn người bệnh, đặc biệt là phòng ngừa ngã.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
[2] Kim, M. H., Jeon, H. W., & Chon, M. Y. (2015). Study on the knowledge and attitudes of falls and awareness of fall risk factors among nursing students. Indian Journal of Science and Technology, 8, 74.
[3] Debra K, Elizabeth P, Cylie W et al (2019). Design, delivery and evaluation of a simulation‐ based workshop for health professional students on falls prevention in acute care settings. Nursing Open, 6, 1150–1162.
[4] Mai Xuân Thư (2019). Thay đổi kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam sau can thiệp năm 2019, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Điều dưỡng Nam Định.
[5] Yu, M., Kim, J. K., Kim, S. Y. et al (2017). Development and effects of simulation program for fall management. Journal of Korean Academy of Nursing Administration, 23(5), 548-557.
[6] Dykes P. C., Bogaisky M., Carter E. J. et al (2019), Development and validation of a fall prevention knowledge test, Journal of the American Geriatrics Society. 67(1). 133-138.
[7] Đinh Thị Thu Hằng (2020), Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
[8] Bệnh viện Bạch Mai (2018), Quy trình quản lý Ngã, QT.75.HT. Bệnh viện Bạch Mai.
[9] Pengaral P Penolong K (2018), Reference guide for nurses in prevention falls of patient, Ministry of Health, Kemetarian kesihatan Malaysia.
[10] Kiegaldie D., Nestel D., Pryor E. (2019), Design, delivery and evaluation of a simulation‐ based workshop for health professional students on falls prevention in acute care settings, Nursing open. 6(3). 1150-1162.