32. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG XUẤT VIỆN CỦA NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT CỘT SỐNG BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mức độ sẵn sàng xuất viện của người bệnh (NB) phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 120 NB được xuất viện từ khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 02/2024 đến tháng 04/2024; sử dụng thang đo sẵn sàng xuất viện (RHDS) nhằm khảo sát các thông tin về sự sẵn sàng xuất viện của NB.
Kết quả: Theo kết quả thống kê, tỷ lệ nam/nữ là 1,6/1; tuổi trung bình: 48,9 ± 12,8. Tổng điểm trung bình của RHDS là 182,35 ± 12,23; trong đó, điểm tình trạng cá nhân: 8,08 ± 0,51; điểm kiến thức: 8,54 ± 0,92; điểm khả năng ứng phó: 8,92 ± 0,78 và điểm hỗ trợ xã hội: 9,69 ± 0,66.
Kết luận: Mức độ sẵn sàng xuất viện của 120 NB phẫu thuật cột sống ở mức cao.
Khuyến nghị: Việc xác định các yếu tố dự báo tình trạng sẵn sàng hoặc thiếu sẵn sàng là cần thiết để xác định thời điểm xuất viện thích hợp và các nhu cầu theo dõi sau xuất viện. Do đó, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trong thời gian tới nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng xuất viện của NB, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc và mức độ hài lòng của NB.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sẵn sàng xuất viện, phẫu thuật cột sống, thoát vị địa đệm, người bệnh
Tài liệu tham khảo
[2] Qian J, Qian M, Ren Y, Ye L, Qian F, Jin L, et al. Readiness for hospital discharge and influencing factors: a cross-sectional study on patients discharged with tubes from the department of hepatobiliary surgery. BMC Surg 2021;21:121. https://doi.org/10.1186/s12893-021-01119-0.
[3] Hahne AJ, Ford JJ. Functional restoration for a chronic lumbar disk extrusion with associated radiculopathy. Phys Ther 2006;86:1668–80. https://doi.org/10.2522/ptj.20050366.
[4] Hydzik P, Kolarczyk E, Kustrzycki W, Kubielas G, Kałużna-Oleksy M, Szczepanowski R, et al. Readiness for Discharge from Hospital after Myocardial Infarction: A Cross-Sectional Study. Int J Environ Res Public Health 2021;18:6937. https://doi.org/10.3390/ijerph18136937.
[5] Greysen SR, Harrison JD, Kripalani S, Vasilevskis E, Robinson E, Metlay J, et al. Understanding patient-centred readmission factors: a multi-site, mixed-methods study. BMJ Qual Saf 2017;26:33–41. https://doi.org/10.1136/bmjqs-2015-004570.
[6] Weiss ME, Piacentine LB. Psychometric properties of the Readiness for Hospital Discharge Scale. J Nurs Meas 2006;14:163–80. https://doi.org/10.1891/jnm-v14i3a002.
[7] Nguyễn Hữu Phước. Sự sẵn sàng xuất viện của bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Luận văn Thạc sĩ
điều dưỡng. Trường Đại học Y dược Huế, 2023.
[8] Yang J, He Y, Jiang L, Li K. Colorectal patients’ readiness for hospital discharge following management of enhanced recovery after surgery pathway. Medicine (Baltimore) 2020;99:e19219. https://doi.org/10.1097/MD.0000000000019219.
[9] Rahman M, Summers LE, Richter B, Mimran RI, Jacob RP. Comparison of techniques for decompressive lumbar laminectomy: the minimally invasive versus the “classic” open approach. Minim Invasive Neurosurg 2008;51:100–5. https://doi.org/10.1055/s-2007-1022542.