30. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA STENT TỰ TIÊU ABSORB TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA: NGHIÊN CỨU TIẾN CỨU, ĐƠN TRUNG TÂM

Trần Hòa1,2, Vũ Hoàng Vũ1,3, Trần Đức Trung4, Dương Thiên Bảo2, Trương Quang Bình2,5
1 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city
4 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
5 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Những năm vừa qua chứng kiến các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành do xơ vữa. Stent khung tự tiêu được thiết kế với đặc tính khung cứng, phóng thích thuốc giống stent khung kim loại và được hấp thu hoàn toàn để phục hồi chức năng và cấu trúc thành mạch là một trong những phát minh quan trọng trong can thiệp động mạch vành qua da. Thế hệ stent tự tiêu đầu tiên được sử dụng là Absorb với khung Poly-L lactic acid (PLLA) phủ thuốc Everolimus có thời gian tự tiêu trung bình 2 – 4 năm.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến cứu theo dõi dọc thực hiện trên 90 bệnh nhân can thiệp động mạch vành qua da sử dụng stent Absorb tại khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.


Kết quả: Trong tổng số 90 bệnh nhân được can thiệp động mạch vành sử dụng stent Absorb, sang thương tại động mạch liên thất trước được can thiệp chiếm tỉ lệ nhiều nhất: 67.8%. Quá trình theo dõi nội viện ghi nhận một trường hợp nhồi máu cơ tim không liên quan đến sang thương được can thiệp bằng stent Absorb. Sau 1 năm, ghi nhận 5 trường hợp tái hẹp trong stent chiếm tỉ lệ: 5.6% và 1 trường hợp nhồi máu cơ tim, xảy ra sau khi xuất viện 1 tháng.


Kết luận: Nhìn chung stent Absorb là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trong can thiệp động mạch vành. Tỉ lệ sử dụng siêu âm trong lòng mạch thấp trong nghiên cứu có thể làm tăng tỉ lệ tái hẹp trong stent sau thời gian theo dõi 1 năm. Sự hỗ trợ của các công cụ chẩn đoán hình ảnh học nội mạch là cần thiết nhằm tối ưu hoá kết quả can thiệp mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Gogas B. D., King S. B., 3rd, Samady H. (2015), "Bioresorbable polymeric scaffolds for coronary revascularization: Lessons learnt from ABSORB
III, ABSORB China, and ABSORB Japan", Glob Cardiol Sci Pract, 2015 (5), pp. 62.
[2] Serruys P. W., Chevalier B., Dudek D., et al. (2015), "A bioresorbable everolimus-eluting scaffold versus a metallic everolimus-eluting stent for ischaemic heart disease caused by de-novo native coronary artery lesions (ABSORB II): an interim 1-year analysis of clinical and procedural secondary outcomes from a randomised controlled trial", Lancet, 385 (9962), pp. 43-54.
[3] Ellis Stephen G., Kereiakes Dean J., Metzger D. Christopher, et al. (2015), "Everolimus-Eluting Bioresorbable Scaffolds for Coronary Artery Disease", New England Journal of Medicine, 373 (20), pp. 1905-1915.
[4] Garcia-Garcia Hector M, McFadden Eugène P, Farb Andrew, et al. (2018), "Standardized End Point Definitions for Coronary Intervention Trials: The Academic Research Consortium-2 Consensus Document", European Heart Journal, 39 (23), pp. 2192-2207.
[5] Thygesen Kristian, Alpert Joseph S, Jaffe Allan S, et al. (2018), "Fourth universal definition of myocardial infarction (2018)", European Heart Journal, 40 (3), pp. 237-269.