28. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN MANG PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH TOÀN HÀM TRÊN IMPLANT KẾT NỐI BẰNG TRỤ PHỤC HÌNH MULTI UNIT CÓ BIẾN CHỨNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023-2024

Phan Nho Hoàn1, Võ Anh Dũng1, Nguyễn Hoàng Nam1
1 Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phục hình cố định toàn hàm trên implant kết nối bằng trụ phục hình Multi Unit (MUA) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Còn ít nghiên cứu về các biến chứng khi điều trị bằng phương pháp này.


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân mang phục hình cố định toàn hàm trên implant kết nối bằng MUA có biến chứng và kết quả điều trị biến chứng.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có phục hình cố định trên implant kết nối bằng MUA đến khám và điều trị biến chứng tại khoa Khoa Cấy Ghép Răng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý tham gia nghiên cứu, được phân loại 2 nhóm sinh học và cơ học với mức độ nhẹ và nặng, ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị biến chứng của bệnh nhân.


Kết quả: 30 bệnh nhân (tuổi trung bình: 60,70±8,70) với 21 ca biến chứng cơ học (70%), 9 ca biến chứng sinh học (30%). Hầu hết các biến chứng nhẹ đều được xử lý trong 1 buổi hẹn, biến chứng nặng cần nhiều hơn 2 buổi hẹn để xử lý. Chỉ số mPLI, mBI, độ sâu túi đều giảm đáng kể (p<0.05) sau điều trị.


Kết luận: Phục hình cố định toàn hàm trên implant kết nối bằng MUA là một phương pháp phục hồi mới có thể thay thế phương pháp phục hồi truyền thống, tuy nhiên cần chú ý đến các biến chứng sinh cơ học có thể xuất hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Papaspyridakos P. et al. (2018), "Implant survival rates and biologic complications with implant‐ supported fixed complete dental prostheses: A
retrospective study with up to 12‐year follow‐ up", Clinical oral implants research. 29 (8), pp. 881-893.
[2] Papaspyridakos P. et al. (2020), "Technical complications and prosthesis survival rates with implant‐supported fixed complete dental prostheses: a retrospective study with 1‐to 12‐year follow‐up", Journal of Prosthodontics. 29 (1), pp. 3-11.
[3] Janev E. J. et al. (2020), "Multi unit abutments recommended in prosthetic and surgical implantology treatment (case report)", Journal of Morphological Sciences. 3 (1), pp. 65-72.
[4] Omori Y. et al. (2020), "Biological and mechanical complications of angulated abutments connected to fixed dental prostheses: A systematic review with meta‐analysis", Journal of oral rehabilitation. 47 (1), pp. 101-111.
[5] Ventura J J.-C. E., Romero J, Enrile F (2016), "Tooth fractures in fixed full-arch implant-supported acrylic resin prostheses: A retrospective clinical study", J Prosthodont, pp. 161–165.
[6] Gonzalez-Gonzalez I. et al. (2020), "Complications of fixed full-arch implant-supported metal-ceramic prostheses", International journal of environmental research public health 17 (12), pp. 4250.
[7] Chrcanovic B. R. et al. (2020), "Retrospective evaluation of implant‐supported full‐arch fixed dental prostheses after a mean follow‐up of 10 years", Clinical oral implants research. 31 (7), pp. 634-645.
[8] Marín-Jaramillo R. A. et al. (2019), "A clinical practice guideline for the prevention and treatment of peri-implant diseases", Revista Facultad de Odontología Universidad de Antioquia. 31 (1), pp. 6-2