23. ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN CO CỨNG CƠ HAI CHI DƯỚI Ở TRẺ BẠI NÃO BẰNG CHÍCH TOXIN BOTULINUM TYPE A TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã điều trị co cứng cơ ở trẻ bại não sử dụng BoNT-A từ năm 2018 đến nay nhưng chưa có một công trình tổng kết, đánh giá toàn diện hiệu quả thực sự cùng những tồn tại để từ đó hoàn thiện thêm phác đồ điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ cải thiện các triệu chứng co cứng cơ hai chi dưới do bại não của phương pháp chích Toxin Botulinum type A.
Mục tiêu: Đánh giá sự cải thiện kết quả sau 6 tháng tiêm Toxin Botulinum type A
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả so sánh trước sau can thiệp bệnh nhi được chẩn đoán “co cứng cơ chi dưới do bại não” được điều trị chích BoNT-A tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Đánh giá kết quả: Dựa theo thang điểm Ashworth cải tiến, GMFCS, đo góc kẹt tại các thời điểm sau 2 tuần, 1,5 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
Kết quả: Sau khi tiêm được 1,5 tháng, không ghi nhận trường hợp nào ở độ 2 và độ 3, chủ yếu ghi nhận ở độ 1 khi có đến 92,5%. Điểm Ashworth sau khi tiêm 3 tháng thì ghi nhận tỷ lệ bệnh nhi phần lớn ở độ 0 là 60% và 40% độ 1. Sau tiêm 6 tháng ghi nhận tỷ lệ cao hơn ở độ 0, 62,5%. Chỉ số GMFCS trước tiêm, sau tiêm 2 tuần, sau tiêm 1,5 tháng đều ghi nhận 72,5% đối tượng ở độ I, còn lại 27,5% đối tượng thuộc nhóm độ II. Sau tiêm 6 tháng, ghi nhận 100% đối tượng thuộc nhóm độ I của chỉ số GMFCS. Ở thời điểm trước tiêm, có 75% đối tượng có hiệu số góc kẹt là 8,7 độ. Sau tiêm 6 tháng, có 75% đối tượng có hiệu số góc kẹt là 12,75 độ.
Kết luận: Tăng cường sử dụng BoNT-A cho các bệnh nhi bại não có triệu chứng co cứng cơ chi dưới. Phương pháp này đã chứng minh tính hiệu quả trong việc giảm co cứng cơ và cải thiện khả năng vận động.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
BoNT-A, bại não, co cứng cơ
Tài liệu tham khảo
[2] Trương Tấn Trung. Điều trị co cứng cơ ở trẻ bại não với độc tố botulinum toxin type A (bont A). Tạp chí Y học thực hành. 2015:137-140.
[3] Erbguth F. J. Botulinum toxin, a historical note. Lancet. 1998;351(9118):1820. Doi:10.1016/s0140-6736(05)78793-6
[4] Trương Tấn Trung. Điều trị co cứng cơ ở trẻ em bại não với Botulinum toxin típ A. Hội nghị thường niêu lần thứ XV, Hội Chấn thương Chỉnh hình TP Hồ Chí Minh. 2008:230-242.
[5] Võ Toàn Trung. Tổng quan về liệu pháp Botulinum toxin type A ở trẻ bại não. Hội nghị khoa học về bãi não. 2012:01-07.
[6] Davis, M. C., et al. Preterm Birth and Cerebral Palsy: A Population-Based Study. Pediatrics, 2014; 134(3): 650-657
[7] Gilbert, W., et al. Cerebral Palsy: An Overview. American Family Physician, 2016; 94(12): 1025-1032
[8] Ceyhan Bilgici M, et al. Quantitative Assessment of Muscle Stiffness with Acoustic Radiation Force Impulse Elastography after Botulinum Toxin A Injection in Children with Cerebral Palsy. J Med Ultrasonics. 2018;45:137-141.
[9] Tedroff K, Lowing K, Haglund-Akerlind Y, Gutierrez-Farewik E, Forssberg H. Botulinum toxin A treatment in toddlers with cerebral palsy: A randomized controlled trial. Pediatrics. 2009;123(5)
[10] Molenaers G, Van Campenhout A, Fagard K, De Cat J, Desloovere K. The use of botulinum toxin A in children with cerebral palsy, with a focus on the lower limb. J Child Orthop. 2010;4(3):183-95.
[11] Galli M, Cimolin V, Rigoldi C, Tenore N, AlberVo Quang Dinh Nam, Lam Minh Chinh / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 65, Special Issue 11, 125-131131 tini G. Gait patterns after botulinum toxin injections in children with cerebral palsy: a systematic review. Developmental Neurorehabilitation. 2014;17(1):2-8.
[12] Trương Tấn Trung. Điều trị co cứng cơ chi dưới ở trẻ bại não với độc tố botulinum týp a phối hợp tập phục hồi chức năng. Đại học Y Dược TP.HCM; 2017.
[13] Ubhi T, Bhakta BB, Ives HL, Allgar V, Roussounis SH. Randomized double blind placebo-controlled trial of the effect of Botulinum toxin on walking in cerebral palsy. Archives of Disease in Childhood. 2000;83(6):481-487.
[14] Pingel J, Bartels EM, Nielsen JB. New perspectives on the development of muscle contractures following central motor lesions: a narrative review. Annals of Physical and Rehabilitation Medicine. 2016;59(2):134-139.
[15] Khan, F., et al. "Effectiveness of Botulinum Toxin for Spasticity in Children with Cerebral Palsy: A Systematic Review." Journal of Child Neurology, 2018; 33(9): 571-578