18. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY SỤN TIẾP HỢP ĐẦU TRÊN XƯƠNG CHÀY Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy sụn tiếp hợp đầu trên xương chày khó chẩn đoán hết thương tổn. Phương pháp điều trị vẫn còn nhiều tranh luận.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy STH ĐTXC và gãy LCC.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập số liệu từ tháng 1 năm 2016 đến hết tháng 12 năm 2017, ghi nhận có 34 ca được chẩn đoán gãy STH ĐTXC và/hoặc gãy LCC, và được điều trị xuyên kim, vis xốp, phối hợp xuyên kim và vis xốp, nẹp vis. Tại thời điểm đánh giá, nhóm nghiên cứu ghi nhận được 29 ca có đầy đủ thông tin hồ sơ và tái khám lần cuối tối thiểu 6 tháng.
Kết quả: Gãy LCC (72%) vượt trội so với gãy STH ĐTXC (28%); gãy LCC thường gặp ở trẻ lớn hơn so với gãy STH ĐTXC (p<0,05); gãy LCC chủ yếu chấn thương gián tiếp (76%), trong khi gãy STH ĐTXC chủ yếu chấn thương trực tiếp (76%). Gãy LCC đa số trường hợp được mổ nắn – bắt vis, chiếm 95,2%, trong khi gãy STH ĐTXC lựa chọn các kỹ thuật khác nhau nhưng không trường hợp nào bắt vis đơn thuần. Thời gian nằm viện lâu hơn với gãy STH ĐTXC so với gãy LCC (p<0,05). Theo dõi trung bình 30,5 tháng (21-41 tháng); cả 2 loại gãy này đều cho kết quả phục hồi chức năng tốt.
Kết luận: Gãy LCC chủ yếu chấn thương gián tiếp, trong khi gãy STH ĐTXC chủ yếu chấn thương trực tiếp với nguy cơ biến chứng chèn ép khoang và tổn thương mạch máu. Tuy nhiên cả 2 loại gãy đều cho kết quả phục hồi chức năng tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy sụn tiếp hợp đầu trên xương chày, gãy lồi củ chày, cơ chế trực tiếp, cơ chế gián tiếp
Tài liệu tham khảo
[2] S. W. Hamilton, P. H. Gibson (2006), "Simultaneous bilateral avulsion fractures of the tibial tuberosity in adolescence: A case report and review of over 50 years of literature", Knee. Vol 13, (5), tr. 404-407.
[3] L. C. Le, R. W. Blum (2013), "Road traffic injury among young people in Vietnam: evidence from two rounds of national adolescent health surveys, 2004-2009", Glob Health Action. Vol 6, tr. 1-9.
[4] D. C. Neuschwander et al. (1992), "Tibial tuberosity fracture associated with compartment syndrome", Orthopedics. Vol 15, (9), tr. 1109-1111.
[5] N. K. Pandya et al. (2012), "Tibial tubercle fractures: complications, classification, and the need for intra-articular assessment", J Pediatr Orthop. Vol 32, (8), tr. 749-759.
[6] J. A. Ogden et al. (1980), "Fractures of the tibial tuberosity in adolescents", J Bone Joint Surg Am. Vol 62, (2), tr. 205-215.
[7] Phạm Hồng Thái (2003), Khảo sát tình hình gãy bong sụn tiếp hợp ở xương dài lớn tứ chi, Luận án Thạc sĩ, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP. HCM, 2003.
[8] S. S. Burkhart, H. A. Peterson (1979), "Fractures of the proximal tibial epiphysis", J Bone Joint Surg Am. Vol 61, (7), tr. 996-1002.
[9] Anthony I. Riccio et al. (2019), "Functional Outcomes Following Operative Treatment of Tibial Tubercle Fractures". Vol 39, (2), tr. e108-e113.
[10] E. Gautier et al. (1998), "Growth disturbances after injuries of the proximal tibial epiphysis", Arch Orthop Trauma Surg. Vol 118, (1-2), tr. 37- 41.
[11] Kali Tileston, Steven Frick (2018), "Proximal Tibial Fractures in the Pediatric Population", J Knee Surg. Vol 31, (06), tr. 498-503.