13. ĐIỀU TRỊ GÃY MAISONNEUVE: BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG

Lê Thanh Phúc1, Lê Sỹ Tuấn1, Cao Thanh Trúc1, Võ Quang Đình Nam1, Trần Thị Minh Tuyền1
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chúng tôi báo cáo 02 ca lâm sàng gãy Maisonneuve, với hi vọng góp tiếng nói của mình trong thống kê y học, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị loại gãy hiếm gặp này.


Báo cáo 2 ca lâm sàng


Ca 1: Bệnh nhân nam, 28 tuổi, nhập viện với chẩn đoán gãy Maisonneuve chân trái với xương mác gãy ở vị trí 1/3 giữa. Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật kết hợp xương xương mác trái nẹp vít, nắn chỉnh, cố định khớp chày mác dưới bằng 2 vít vỏ 4.0mm, khâu dây chằng delta. Sau 1 năm sau mổ, bệnh nhân đã có thể vận động 2 chân hoàn toàn như nhau và có thể chơi thể thao lại như trước đây.


Ca 2: Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, nhập viện với chẩn đoán gãy Maisonneuve chân trái với xương mác gãy ở vị trí 1/3 trên. Bệnh nhân được phẫu thuật nắn chỉnh, cố định khớp chày mác dưới, khâu lại dây chằng delta. tuy nhiên sau mổ kiểm tra có gãy mắt cá sau. Bệnh nhân này không được kết hợp xương mắt cá sau. Sau 1 năm bệnh nhân có thể đi lại, vận động bình thường, tuy nhiên bệnh nhân còn đau nhẹ phía sau cổ chân. Thang điểm chức năng AOFAS 90 điểm.


Bàn luận: Ca lâm sàng đầu tiên cho thấy sự hồi phục tốt với việc nắn chỉnh và cố định chính xác khớp chày mác dưới. Việc bệnh nhân có thể trở lại chơi thể thao như trước đây cho thấy sự phục hồi tốt về chức năng khớp cổ chân. Trong trường hợp thứ hai, mặc dù bệnh nhân đã hồi phục chức năng vận động tốt, sự đau nhẹ phía sau cổ chân cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp xương mắc cá sau trong gãy Maisonneuve


Kết luận: Việc chẩn đoán chính xác tất cả các tổn thương đi kèm trong gãy Maisonneuve và một chiến lược điều trị toàn diện là hết sức quan trọng trong việc phục hồi lại sự toàn vẹn chức năng cổ bàn chân

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Buckley, R. E., et al. (2002). Fractures of the Fibula. Journal of Orthopaedic Trauma, 16(5), 314-321.
[2] Bhandari, M., et al. (2008). The impact of fractures on the quality of life. Journal of Orthopaedic Trauma, 22(7), 560-568.
[3] Stucken, C., et al. (2013). Surgical management of ankle fractures: A review of outcomes. Foot & Ankle International, 34(4), 517-523.
[4] Leung, K. S., et al. (2006). Outcome of surgical treatment for ankle fractures. Journal of Bone and Joint Surgery, 88(4), 763-771.
[5] White, T. O., et al. (2015). Outcomes following treatment of posterior malleolus fractures. Foot & Ankle International, 36(7), 793-800.
[6] McKinley, T. O., et al. (2009). Long-term outcomes of ankle fracture surgery. Journal of Orthopaedic Trauma, 23(2), 92-100.