9. VAI TRÒ HÌNH ẢNH HỌC EOS ĐÁNH GIÁ ĐỘ XOAY ĐỐT SỐNG TRONG VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN TUỔI THANH THIẾU NIÊN

Võ Quang Đình Nam1, Phạm Bình Nguyên1, Võ Văn Khoa2, Phạm Thị Cẩm Vân3
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trung tâm Y khoa MEDIC, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc đánh giá biến dạng xoay đốt sống rất quan trọng trong lập kế hoạch phẫu thuật vẹo cột sống vô căn. Tuy nhiên chưa có phương pháp nào hoàn toàn tin cậy.


Mục tiêu: Đánh giá mối quan hệ giữa độ xoay đốt sống xoay nhất (maxAVR) và các chỉ số lâm sàng và hình ảnh học khác, so sánh với độ xoay đốt sống đỉnh (AVR) ở bệnh nhân vẹo cột sống vô căn.


Phương pháp nghiên cứu: 40 bệnh nhân AIS với góc Cobb>40°. Đánh giá 3D bằng máy đo EOS và đánh giá góc xoay thân (TRA) bằng thước đo VCS (Scoliometer). Mối tương quan giữa các biến số được đánh giá bằng hệ số Pearson và phân tích hồi quy đa biến.


Kết quả: 34 bé gái và 6 bé trai, tuổi trung bình là 13.8±1.6 năm. AVR là maxAVR trong 47.5% (19/40) trường hợp đường cong chính và chiếm 42.3% (11/26) trường hợp đường cong phụ. Tương quan giữa maxAVR và TRA cao hơn đáng kể so với giữa AVR và TRA đối với các đường cong MT (p=0.0001) và TL/L (p=0.0001). Trong phân tích hồi quy đa biến, maxAVR tương quan đáng kể với TRA (p=0.0002), góc Cobb (p=0.001), và C-DAR) (p=0.027).


Kết luận: Đốt sống đỉnh không phải là đốt sống xoay nhiều nhất trong phần lớn các trường hợp. Mối tương quan giữa maxAVR và TRA cao hơn so với mối tương quan giữa AVR và TRA. Hơn nữa, maxAVR có liên quan đa biến với TRA, góc Cobb và C-DAR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Smith JR, Sciubba DM, Samdani AF (2008) Scoliosis: a straightforward approach to diagnosis and management. JAAPA 21(11):40–45.
[2] Addai D, Zarkos J, Bowey AJ (2020) Current concepts in the diagnosis and management of adolescent idiopathic scoliosis. Child’s Nerv Syst J 36:1111–1119.
[3] Choudhry MN, Ahmad Z, Verma R (2016) Adolescent idiopathic scoliosis. Open Orthop J 10(1):143–154.
[4] Cook C (2013) Coupling behavior of the lumbar spine: a literature review. Manip Physiol Ther J 11(3):137–145.
[5] Fujii R, Sakaura H, Mukai Y, Hosono N, Ishii T, Iwasaki M, Yoshikawa H, Sugamoto K (2014) Kinematics of the thoracic spine in trunk lateral bending: in vivo three-dimensional analysis. Spine J 14(9):1991–1999.
[6] Ilharreborde B, Ferrero E, Alison M, Mazda K (2016) EOS microdose protocol for the radiological follow-up of adolescent idiopathic scoliosis. Eur Spine J 25:526–531.
[7] József K, Schlégl AT, Burkus M, Márkus I, O’Sullivan I, Than P, Csapó MT (2022) Maximal axial vertebral rotation in adolescent idiopathic scoliosis: is the apical vertebra the most rotated? Glob Spine J 12(2):244–248.
[8] Labaki C, Otayek J, Massaad A, Bakouny Z, Karam M, Hanna C, Kassab A, Bizdikian AJ, Mjaess G, Karam A, Skalli W, Ghanem I, Assi A (2019) Is the apical vertebra the most rotated vertebra in the scoliotic curve? Neurosurg Spine J 31:873–879.
[9] Jankowski PP, Yaszay B, Cidambi KR, Bartley CE, Bastrom TP, Newton PO (2018) The relationship between apical vertebral rotation and truncal rotation in adolescent idiopathic scoliosis using 3D reconstructions. Spine Deform J 6(3):213–219.
[10] Yang JL, Huang ZF, Yin JQ, Deng YL, Xie XB, Li FB, Yang JF (2019) Predictive value of spinal cord function classification and sagittal deformity angular ratio for neurologic risk stratification in patients with severe and stiff kyphoscoliosis. World Neurosurg J 123–e796.