5. NHẬN XÉT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHUYỂN THẦN KINH LÂN CẬN TRONG TÁI TẠO CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 GIAI ĐOẠN SỚM

Nguyễn Cao Viễn1, Nguyễn Hữu Tâm2, Chu Văn Dũng2, Trần Hà Y Vân1
1 Bệnh viện Nhân Dân 115
2 Bệnh viện Nhân dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt) là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và thẩm mỹ khuôn mặt, từ đó tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Việc phát hiện sớm tình trạng liệt cũng như những nguyên nhân gây liệt có thể can thiệp phẫu thuật sớm bằng cách dùng các thần kinh lân cận (như thần kinh cơ cắn V3, thần kinh XII, thần kinh XI) cho thần kinh VII, mang lại sự phục hồi tốt và tự nhiên hơn so với phẫu thuật chuyển cơ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của việc chuyển thần kinh lân cận trong phục hồi chức năng liệt dây thần kinh số VII giai đoạn sớm


 Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 32 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh VII (25 nữ, 7 nam) với độ tuổi trung bình là 28, được điều trị bằng phương pháp chuyển thần kinh tại Bệnh Viện Nhân Dân 115 từ năm 2012 đến tháng 8 năm 2023. Các bệnh nhân được đều đươc xác định bằng đo điện cơ trước phẫu thuật. lựa chọn dựa trên các tiêu chí liệt dây thần kinh VII, mức V, VI theo thang House-Brackmann.


Các bệnh nhân được chuyển thần kinh từ các dây thần kinh lân cận, bao gồm: Thần kinh V3: 20 trường hợp, Thần kinh XII: 5 trường hợp,Thần kinh XI: 7 trường hợp. Thời gian khởi phát liệt đến lúc phẫu thuật từ 2 đến 19 tháng. Chức năng dây thần kinh  VII của tất cả bệnh nhân được đánh giá trước và sau phẫu thuật bằng thang điểm Modified House-Brackmann. Thang điểm này là một công cụ được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ liệt mặt, từ mức độ bình thường (I) đến liệt hoàn toàn (VI).


Kết quả : Bệnh nhân tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18 đến 62 ( tuổi trung bình 28.3 ±12,5 tuổi). Sau phẫu thuật, dấu hiệu phục hồi chức năng thần kinh mặt xuất hiện trong vòng 2-7 tháng (trung bình 5,23 tháng), bệnh nhân đạt được hồi phục hoàn toàn và có sự đối xứng khuôn mặt khi nghỉ ngơi từ 4-14 tháng (trung bình 6,7 tháng). Tỷ lệ thành công của phương pháp chuyển thần kinh lân cận để khâu nối thần kinh VII đạt mức ấn tượng 94,7%. Đánh giá theo thang điểm Modified House-Brackmann, kết quả phục hồi chức năng phân bố như sau: Độ I (hoàn toàn bình thường): 6,1%. Độ II (liệt nhẹ): 59,3%. Độ III (liệt trung bình): 25,7%. Độ IV (liệt trung bình nặng): 3,6%,Độ V (liệt nặng): 2,1%.Độ VI (liệt hoàn toàn): 3,2%.


Về biến chứng, một số trường hợp gặp phải: Thần kinh XII: 1/5 trường hợp teo nửa lưỡi bên lấy thần kinh. Thần kinh XI: 3/7 trường hợp teo cơ thang một phần, 1/7 trường hợp teo cơ ức đòn chũm và cơ thang. Thần kinh V3: Không ghi nhận biến chứng đáng kể.  Biến chứng về mảnh ghép thần kinh sural xuất hiện mất cảm giác vùng mặt ngoài mu chân, tuy nhiên cảm giác đã hồi phục sau 9 tháng.


Kết luận: Nghiên cứu đã chứng minh phẫu thuật chuyển thần kinh lân cận cho thần kinh VII giai đoạn sớm là một phương pháp hiệu quả và an toàn, mang lại khả năng phục hồi chức năng tốt cho người bệnh với tỷ lệ biến chứng thấp tại vị trí lấy thần kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Campero A, Socolovsky M. Facial reanimation by means of the hypoglossal nerve: anatomic comparison of different techniques. Neurosurgery 2007;61(3 Suppl):41-50.
[2] Michael J. Ebersold, M.D., And Lynn M. Quast, R.N., B.S.N. Long-term results of spinal accessory nerve-facial nerve anastomosis. J Neurosurg 77:51-54, 1992.
[3] Sertac Yetiser, MD; Ugur Karapınar. Hypoglossal-Facial Nerve Anastomosis: A Meta-analytic Study. Annals of Otology, Rhinology & Laryngology 116(7):542-549
[4] Federico B, MD, Valeria C, MD, Dimitri R MD, Filippo T, MD, Federica G, MD, Alessandro L, MD, Silvia c, PHD. Masseteric–facial nerve neurorrhaphy: results of a case series. j neurosurg April 1:1-7, 2016
[5] Henstrom DK, Skilbeck CJ, Weinberg J, Knox C, Cheney ML, Hadlock TA: Good correlation between original and modified House Brackmann facial grading systems. Laryngoscope 121:47–50, 2011
[6] Hojin Park, Seong Su Jeong, Tae Suk Oh, Masseter nerve-based facial palsy reconstruction. Arch Craniofac Surg Vol.21 No.6, 337-344
[7] Fournier HD, Denis F, Papon X, Hentati N, Mercier P. An anatomical study of the motor distribution of the mandibular nerve for a masseteric-facial anastomosis to restore facial function. Surg Radiol Anat 1997;19:241-4.
[8] Buendia, J., et al., Functional and anatomical basis for brain plasticity in facial palsy
rehabilitation using the masseteric nerve. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 2016. 69(3): p. 417-426