41. THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TRÊN 45 TUỔI VÀ NAM GIỚI TRÊN 50 TUỔI ĐẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU NĂM 2023

Nguyễn Văn No1, Đào Hoàng Giang1, Hứa Hoài Tâm1, Võ Quốc Phong1
1 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tân Châu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng loãng xương và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi và nam giới trên 50 đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tân Châu năm 2023.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 168 người bệnh bao gồm phụ nữ trên 45 tuổi và nam giới trên 50 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tân Châu từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023. Mẫu được chọn theo tiêu chí, trong đó tỷ lệ nữ cao hơn nam (nữ 77,4% và nam 22,6%), nhóm tuổi trên 65 tuổi (39,9%) và thấp nhất là nhóm tuổi 46-55 tuổi (21,4%).


Kết quả: Tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương (54,2%) khá gần với tỷ lệ người không mắc (45,8%). Phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới: bình thường (45,8%) và thiếu xương (29,2%), loãng xương nặng (0,6%) và loãng xương (24,4%). Nguy cơ gãy xương (theo mô hình FRAX) là 58,3%. Kết quả cho thấy mối liên quan đáng kể giữa nhóm tuổi và tình trạng loãng xương, nhóm > 65 tuổi (50,5%) cao hơn đáng kể so với nhóm 55-65 tuổi (30,8%) và nhóm > 45 tuổi đến 55 tuổi (18,7%) với p = 0,008 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng loãng xương: nhóm lao động chân tay (37,4%) thấp hơn đáng kể so với nhóm lao động trí óc (62,6%), giá trị p = 0,000 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.


Kết luận: Có 54,2% đối tượng loãng xương trong nghiên cứu. Nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh nguyệt của phụ nữ, chế độ vận động có liên quan đến tình trạng loãng xương của đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Hữu Dũng, Trần Thị Ngọc Sương, Nghiên cứu tình hình loãng xương trên phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đa
khoa Trung tâm Tiền Giang, Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, 2021, (47), tr. 99-105.
[2] Bạch Thị Hoài Dương, Nguyễn Đình Toàn, Nghiên cứu tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan đến loãng xương trên bệnh nhân đái tháo
đường typ 2, Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, 2020, (39), tr. 66-71.
[3] Lại Thùy Dương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nghiên cứu thực trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh đến khám tại khoa khám bệnh theo yêu
cầu tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 530(1), tr. 23-25.
[4] Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Quang Quý và CS, Suy giảm chức năng thể chất và mối liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2023, 165(4), tr. 67-74.
[5] Trương Trí Khoa, Nguyễn Thanh Huân và CS, Nghiên cứu đặc điểm và các yếu tố liên quan của gãy xương đốt sống trên người cao tuổi bị loãng
xương, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 528(2), tr. 103-107.
[6] Ngô Đức Kỷ, Nghiên cứu mật độ khoáng xương và loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, 2020, (43), tr. 42-48.
[7] Lê Thị Hằng, Loãng xương nguyên phát ở phụ nữ sau mãn kinh, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 520(1A), tr. 227-231.
[8] Cao Thanh Ngọc, Phạm Hoàng Hải, Tỷ lệ chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi gãy xương đốt sống mới chẩn đoán và các yếu tố liên quan,
Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 526(1B), tr. 77- 81.
[9] Báo Trà Vinh, 2022, Tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh cơ xương khớp rất cao [https://bom.so/fNG7bU] (truy cập ngày 10/04/2023).
[10] Trần Bùi Hoài Vọng, Trần Thừa Nguyên và CS, Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại Bệnh viện Trung ương Huế, Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, 2022, (51), tr. 81-85.
[11] Tümay Sözen, Lale Özışık et al, An overview and management of osteoporosis", European journal of rheumatology, 2017, 4(1), 46.