34. MÔ TẢ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NĂM 2019-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Objective: Mô tả thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Nam Định từ năm 2019 đến 2021.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên việc phỏng vấn người dân tại hộ gia đình bằng phiếu phỏng vấn có cấu trúc nhằm khảo sát thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân từ tháng 6/2019 đến hết tháng 10/2021. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu là đại diện hộ gia đình nắm vững các thông tin về tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong hộ gia đình. Số liệu sau thu thập được nhập vào Excel và SPSS 23.0. Thuật toán sử dụng: tần suất, tỷ lệ phần trăm, Chi bình phương, áp dụng ngưỡng tin cậy 50%, kết quả có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Kết quả: Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng y họcc cổ truyền trong 3 năm (2019-2021) là 86,9%, chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại với 51,7%, tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền đơn thuần chiếm 48,3%. Mục đích chính người dân sử dụng y học cổ truyền là để chữa bệnh với 51,9%. Lý do chính người dân chọn y học cổ truyền là bệnh mạn tính với 71,1%, lý do người dân không dùng y học cổ truyền chủ yếu là do bất tiện khi sử dụng. Hình thức thuốc y học cổ truyền được người dân sử dụng nhiều nhất với 44,2% người lựa chọn, các phương pháp không dùng thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất với 24,0% người lựa chọn. Hộ gia đình có trồng cây thuốc nam chiếm tỷ lệ 58,6%.
Kết luận: Sử dụng y học cổ truyền có những lợi thế nhất định trong điều trị bệnh. Cần đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu rõ tác dụng và lợi ích, ưu thế của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thực trạng y học cổ truyền, tỉnh Nam Định
Tài liệu tham khảo
[2] Sở Y tế Nam Định, Báo cáo số 704/BC-SYT ngày 28/6/2013 về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư về phát triển Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.
[3] Tôn Mạnh Cường, Thực trạng sử dụng y học cổ truyền tuyến xã, phường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, 2013.
[4] Nguyễn Trung Kiên, Thực trạng y học cổ truyền tại tuyến xã huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh năm 2014, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam, 2014.
[5] Đặng Thị Phúc, Thực trạng sử dụng y học cổ truyền tại tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2002.