28. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (2022-2023)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định yếu tố liên quan mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An (2022-2023).
Phương pháp: Thiết kế phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ gồm: đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân-béo phì, Cholesterol máu toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglycerid, Glucose máu, trình độ học vấn, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể lực, hoạt động giải trí,chế độ dinh dưỡng, uống rượu, hút thuốc lá... Kết quả phân tích tương quan đa biến cho thấy các yếu tố có liên quan gồm: tăng huyết áp (OR = 1,657; 95%CI từ 1,122-2,446; p < 0,05); hút thuốc lá (OR = 2,057; 95%CI từ 1,217-3,476; p < 0,05); rối loạn giấc ngủ (OR = 1,735; 95%CI từ 1,161-2,593; p < 0,05); không tham gia hoạt động thể lực (OR = 1,725; 95%CI từ 1,134- 2,625; p < 0,05); không tham gia hoạt động giải trí (OR = 2,038; 95%CI từ 1,315-3,157; p < 0,05); trình độ học vấn dưới THPT (OR = 2,953; 95%CI từ 1,347-6,477; p < 0,05); nhóm tuổi 75-79 (OR = 3,201; 95%CI từ 1,274-8,040; p < 0,05); nhóm tuổi 80-84 (OR = 3,549; 95%CI từ 1,447-8,701; p < 0,05); nhóm tuổi 85-89 (OR = 4,885; 95%CI từ 1,988-12,003; p < 0,05); nhóm tuổi ≥ 90 (OR = 7,729; 95%CI từ 2,987-20,000; p < 0,05).
Kết luận: Các yếu tốliên quan mắcbệnh sa sút trí tuệ là: tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn giấc ngủ, không tham gia hoạt động giải trí, không tham gia hoạt động thể lực, nhóm tuổi, trình độ học vấn thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sa sút trí tuệ, yếu tố liên quan, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
[2] Trường Đại học Y tế công cộng, (2021), Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khoẻ, Tr 26.
[3] Lê Văn Tuấn (2014), Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội.
[4] Cao Mạnh Long (2021), Sa sút trí tuệ và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Nội.
[5] Mark Lee (2022), Variation in Population Attributable Fraction of Dementia Associated With Potentially Modifiable Risk Factors by Race and Ethnicity in the US, 2022 Jul 1;5(7):e2219672.
[6] Jia L., Du Y., et al. (2020), “Prevalence, risk factors, and management of dementia and mild cognitive impairment in adults aged 60 years or older in China: a cross-sectional study”, Lancet Public Health, 5(12), pp. e661-e671.