20. THỰC TRẠNG TIẾP XÚC VỚI CROM VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG

Huỳnh Đức Thắng1, Lê Trường An1, Nguyễn Thị Minh Hoa1, Võ Thị Minh Phú1
1 Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động và Bảo vệ Môi trường miền Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tiếp xúc với crom trong môi trường làm việc có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, bao gồm các bệnh về da, hô hấp.


Mục tiêu: Mô tả thực trạng tiếp xúc với crom và một số ảnh hưởng sức khỏe ở người lao động ngành sản xuất xi măng.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ năm 2022 đến năm 2023 trên tổng số 255 người lao động ở nhóm có tiếp xúc với crom (Cr) trong môi trường lao động (MTLĐ) của 3 nhà máy xi măng.


Kết quả: Tỷ lệ người lao động (NLĐ) tiếp xúc với crom (VI) > 50 µg/m3 chiếm 20% và crom niệu ≥ 25 µg/L chiếm 17,3%. Tỷ lệ mắc bệnh da liễu và rối loạn thông khí hạn chế ở công nhân sản xuất xi măng lần lượt là 12,2% và 23,1%. Tỷ lệ mắc triệu chứng tai mũi họng của nhóm người lao động phơi nhiễm với bụi crom tương đối cao chiếm 35,7%. Nồng độ crom niệu trung vị của nhóm bệnh da liễu là 14,12 µg/L. Nhóm NLĐ có bệnh da liễu có số chênh nồng độ crom niệu ≥ 25 µg/L cao gấp 3,18 lần so với nhóm không có bệnh da liễu với 95% CI từ 1,40-7,25%. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa crom niệu và rối loạn thông khí, bệnh tai mũi họng.


Kết luận: Có mối liên quan chặt chẽ giữa crom niệu và nguy cơ mắc bệnh da liễu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] ACGIH, “Documentation of the Biological Exposure Indices, 7th Ed.,” in TLVs and BEIs. Threshold Limit Values for Chemical Substances and Physical Agents and Biological Exposure Indices, 2016.
[2] I. Konaté, N. N. Korsaga/Somé, and A. Hema, “Epidemiological and clinical aspects of skin diseases observed in workers handling cement in Burkina Faso,” Our Dermatology Online, vol. 11, no. 2, 2020, doi: 10.7241/ourd.20202.3.
[3] N. Elhosary, A. Maklad, E. Soliman, N. El-Ashmawy, and M. Oreby, “Evaluation of oxidative stress and DNA damage in cement and tannery workers in Egypt,” Inhal. Toxicol., vol. 26, no. 5, 2014, doi: 10.3109/08958378.2014.885100.
[4] C. J. Chen et al., “The total body burden of chromium associated with skin disease and smoking among cement workers,” Sci. Total Environ., vol. 391, no. 1, 2008, doi: 10.1016/j.scitotenv.2007.11.011.
[5] N. H. Kamaludin, J. Jalaludin, S. B. Mohd Tamrin, A. Md Akim, T. Martiana, and N. Widajati, “Exposure to Silica, Arsenic, and Chromium (VI) in Cement Workers: A Probability Health Risk Assessment,” Aerosol Air Qual. Res., vol. 20, pp. 2347–2370, 2020, doi: 10.4209/aaqr.2019.12.0656.
[6] M. Bock, A. Schmidt, T. Bruckner, and T. L. Diepgen, “Occupational skin disease in the construction industry,” Br. J. Dermatol., vol. 149, no. 6, 2003, doi: 10.1111/j.1365-2133.2003.05748.x.
[7] N. Nasirzadeh, Y. Mohammadian, and G. Dehgan, “Health Risk Assessment of Occupational Exposure to Hexavalent Chromium in Iranian Workplaces: A Meta-analysis Study,” Biol. Trace Elem. Res., vol. 200, no. 4, 2022, doi: 10.1007/s12011-021-02789-w.