59. TỐI ƯU HÓA ĐIỀU TRỊ TRONG HẸP TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI DO XƠ VỮA GÂY THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH ĐE DỌA CHI: CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT

Trần Hữu Phước1, Tiêu Chí Đức1
1 Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Hẹp tắc động mạch chi dưới do xơ vữa động mạch gây ra thiếu máu cục bộ mạn tính đe dọa chi (TMCBMTĐDC) là một thách thức lâm sàng quan trọng, với tỷ lệ tử vong và nguy cơ mất chi cao nếu không được điều trị hiệu quả. Các tiến bộ trong điều trị nội khoa, can thiệp nội mạch, và phẫu thuật đã mở ra nhiều hướng điều trị cho người bệnh, từ việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ đến các biện pháp can thiệp trực tiếp nhằm tái thông mạch máu. Phẫu thuật tái tạo mạch, đặc biệt là phẫu thuật bắc cầu động mạch, đã và đang giữ vai trò chủ chốt trong quản lý những trường hợp tổn thương mạch máu phức tạp, nơi mà các biện pháp can thiệp nội mạch như nong bóng và đặt stent gặp hạn chế. Dù can thiệp nội mạch ngày càng phổ biến nhờ tính ít xâm lấn, phẫu thuật vẫn là lựa chọn quan trọng trong các trường hợp hẹp tắc kéo dài hoặc khi các biện pháp nội mạch thất bại. Vai trò của phẫu thuật trong chiến lược điều trị tối ưu là không thể thay thế, nhất là đối với những người bệnh có nguy cơ cao mất chi, đảm bảo tái thông mạch máu hiệu quả và bền vững.


Trường hợp lâm sàng: một người bệnh nam 55 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường và hút thuốc lá kéo dài, nhập viện với triệu chứng đau chi dưới và vết loét không lành. Siêu âm Doppler và chụp cắt lớp vi tính mạch máu cho thấy hẹp tắc động mạch đùi chung và động mạch khoeo - chày chân (T). Dựa trên việc đánh giá kỹ lưỡng, phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch đùi-chày trước-chày sau được ưu tiên do tổn thương quá phức tạp để can thiệp nội mạch. Phẫu thuật thành công với tái thông hoàn toàn lưu lượng máu, giúp người bệnh cải thiện đáng kể triệu chứng và hồi phục vết loét. Trường hợp này nhấn mạnh vai trò quan trọng của phẫu thuật trong việc xử lý các tổn thương mạch máu phức tạp, đồng thời đảm bảo kết quả lâu dài và bền vững.


Kết luận: Thiếu máu cục bộ mạn tính đe dọa chi là một tình trạng bệnh lý phức tạp, yêu cầu chiến lược điều trị đa mô thức. Can thiệp nội mạch đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong nhiều trường hợp, nhưng phẫu thuật tái tạo mạch vẫn là phương án quan trọng đối với những tổn thương nặng hoặc thất bại của điều trị nội mạch. Tối ưu hóa điều trị cần sự đánh giá cẩn thận về tình trạng người bệnh, nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Fowkes FG, Rudan D, Rudan I, et al. Comparison of global estimates of prevalence and risk factors for peripheral artery disease in 2000 and 2010: a systematic review and analysis. Lancet. Oct 19 2013;382(9901):1329-40. doi:10.1016/S0140-6736(13)61249-0
[2] Gerhard-Herman MD, Gornik HL, Barrett C, et al. 2016 AHA/ACC Guideline on the Management of Patients With Lower Extremity Peripheral Artery Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol. Mar 21 2017;69(11):e71-e126. doi:10.1016/j.jacc.2016.11.007
[3] Conte MS, Bradbury AW, Kolh P, et al. Global vascular guidelines on the management of chronic limb-threatening ischemia. J Vasc Surg. Jun 2019;69(6S):3S-125S e40. doi:10.1016/j.jvs.2019.02.016
[4] Bjorck M, Earnshaw JJ, Acosta S, et al. Editor's Choice - European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2020 Clinical Practice Guidelines on the Management of Acute Limb Ischaemia. Eur J Vasc Endovasc Surg. Feb 2020;59(2):173-218. doi:10.1016/j.ejvs.2019.09.006
[5] Hess CN, Norgren L, Ansel GM, et al. A Structured Review of Antithrombotic Therapy in Peripheral Artery Disease With a Focus on Revascularization: A TASC (InterSociety Consensus for the Management of Peripheral Artery Disease) Initiative. Circulation. Jun 20 2017;135(25):2534-2555. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.117.024469
[6] Aboyans V, Ricco JB, Bartelink MEL, et al. 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS): Document covering atherosclerotic disease of extracranial carotid and vertebral, mesenteric, renal, upper and lower extremity arteriesEndorsed by: the European Stroke Organization (ESO)The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) and of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). Eur Heart J. Mar 1 2018;39(9):763-816. doi:10.1093/eurheartj/ehx095