53. ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ HỘI CHỨNG VÀNH MẠN TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Hoàng Thị Tuyết1, Nguyễn Thị Hoa1, Trần Thị Tuyết Vân1, Bùi Xuân Khải1,2
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Trầm cảm ở người cao tuổi là một trong những hội chứng lão khoa thường gặp và ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trầm cảm và bệnh động mạch vành có mối quan hệ hai chiều. Trong đó, trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng như biến cố tim mạch; và ngược lại, bệnh mạch vành cũng làm tăng gánh nặng bệnh tật và nguy cơ rối loạn trầm cảm, nhất là ở người cao tuổi.


Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mạch vành mạn và những yếu tố liên quan nào ảnh hưởng đến tình trạng này.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Tất cả bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán hội chứng vành mạn tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 11/2023 đến tháng 8/2024.


Kết quả: Trong 185 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn tại khoa và tầm soát nguy cơ trầm cảm bằng thang điểm GDS-15. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi đang điều trị hội chứng vành mạn tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Thống Nhất là 13,51% với các mức độ nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 9,73%; 2,7%; và 1,08%. Tình trạng dinh dưỡng là yếu tố liên quan độc lập với rối loạn trầm cảm. Trong đó bệnh nhân có nguy cơ sinh dinh dưỡng và suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ trầm cảm.


Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở nhóm dân số nghiên cứu còn cao và với mối liên quan được báo cáo, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân hội chứng vành mạn nhập viện là cần thiết vừa có ý nghĩa trong can thiệp cũng như trong tầm soát nguy cơ trầm cảm cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Pruchno RA, Wilson-Genderson M, Heid AR. Multiple Chronic Condition Combinations and Depression in Community-Dwelling Older Adults. J Gerontol Ser A. 2016;71(7):910-915. doi:10.1093/gerona/glw025
[2] Zhang Y, Chen Y, Ma L. Depression and cardiovascular disease in elderly: Current understanding. J Clin Neurosci. 2018;47:1-5. doi:10.1016/j.jocn.2017.09.022
[3] Depression and CAD. American College of Cardiology. Accessed March 23, 2024. https://www.acc.org/latest-in-cardiology/articles/2018/09/28/08/08/http%3a%2f%2fwww.
acc.org%2flatest-in-cardiology%2farticles%2f2018%2f09%2f28%2f08%2f08%2fdepression-and-cad
[4] Lichtman JH, Froelicher ES, Blumenthal JA, et al. Depression as a risk factor for poor prognosis among patients with acute coronary syndrome: systematic review and recommendations: a scientific statement from the American Heart Association. Circulation. 2014;129(12):1350-1369. doi:10.1161/CIR.0000000000000019
[5] J. Knuuti et al., “2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes: The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC),”Eur. Heart J., vol. 41, no. 3, pp. 407–477, Jan. 2020, doi: 10.1093/eurheartj/ehz425.
[6] Huân NT, Tuyết HT, Hai NVB. Trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi nội trú có bệnh tim mạch: Tỷ lệ và yếu tố liên quan. J 108 - Clin Med Phamarcy. Published online February 5, 2024. doi:10.52389/ydls.v19i1.2110
[7] Simões P, Amaral AP, Rocha C. Malnutrition in elderly: relationship with depression, loneliness and quality of life. Eur J Public Health. 2021;31(Supplement_2):ckab120.093. doi:10.1093/eurpub/ckab120.093
[8] Lực TV, Tâm NN. Tình trạng trầm cảm ở người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương năm 2023. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2024;536(1B). doi:10.51298/vmj.v536i1B.8762
[9] Ahmadi SM, Mohammadi MR, Mostafavi SA, et al. Dependence of the Geriatric Depression on Nutritional Status and Anthropometric Indices in Elderly Population. Iran J Psychiatry. 2013;8(2):92-96.
[10] Su SF, Chang MY, He CP. Social Support, Unstable Angina, and Stroke as Predictors of Depression in Patients With Coronary Heart Disease. J Cardiovasc Nurs. 2018;33(2):179. doi:10.1097/JCN.0000000000000419