37. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ LÃO KHOA Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Lê Quốc Hưng1, Nguyễn Thùy Dung1, Nguyễn Thị Phương Dung1, Nguyễn Văn Bé Hai1
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo các thống kê trên thế giới, suy tim là một trong năm nguyên nhân tử vong hàng đầu, chỉ đứng sau bệnh mạch vành và đột quỵ. Song song với tình trạng già hóa dân số, tỉ lệ người cao tuổi mắc suy tim ngày càng tăng. Các bệnh nhân suy tim cao tuổi có tiên lượng xấu hơn so với dân số trẻ tuổi với tỉ lệ tử vong và nhập viện cao. Đánh giá toàn diện người cao tuổi đã được chứng minh giúp cải thiện cả tỉ lệ tử vong và kéo dài tuổi thọ, đặc biệt trên đối tượng suy tim.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán suy tim phân suất tống máu giảm giai đoạn ổn định tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 11/2023 đến tháng 5/2024.


Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 44 bệnh nhân cao tuổi với tuổi trung bình là 72,20 ± 8,8, tỉ lệ nam giới là 59,1%, chúng tôi ghi nhận kết quả: 100% bệnh nhân đa bệnh, đa thuốc, 31,8% bệnh nhân giảm hoạt động chức năng cơ bản ADLs và 63,6% giảm hoạt động chức năng sinh hoạt IADLs. 61,3% suy yếu dựa theo thang điểm đánh giá suy yếu lâm sàng CFS, 47,7% bệnh nhân có suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE, 43,2% bệnh nhân có trầm cảm theo thang điểm trầm cảm GDS và tỉ lệ suy dinh dưỡng theo thang điểm MNA-SF là 29,5%.


Kết luận: Đánh giá lão khoa toàn diện giúp nhận diện sớm và điều trị toàn diện ở bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt trên bệnh nhân suy tim là đối tượng có tỉ lệ cao các bệnh lý lão hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Kievit RF, Gohar A, Hoes AW, et al. (2018), "Efficient selective screening for heart failure in elderly men and women from the community: A diagnostic individual participant data meta-analysis", Eur J Prev Cardiol.25(4):437-446.
[2] Roger VL. (2021), "Epidemiology of Heart Failure: A Contemporary Perspective", Circ Res.128(10):1421-1434.
[3] Diez-Villanueva P, Jimenez-Mendez C, Alfonso F. (2021), "Heart failure in the elderly", J Geriatr Cardiol.18(3):219-232.
[4] Berliner D, Bauersachs J. (2018), "Drug treatment of heart failure in the elderly", Herz.43(3):207-213.
[5] Habaybeh D, de Moraes MB, Slee A, Avgerinou C. (2021), "Nutritional interventions for heart failure patients who are malnourished or at risk of malnutrition or cachexia: a systematic review and meta-analysis", Heart Fail Rev 26:1103–1118.
[6] Khan MS, Khan F, Fonarow GC, et al. (2021), "Dietary interventions and nutritional supplements for heart failure: a systematic appraisal and evidence map", Eur J Heart Fail 23:1468-1476.
[7] Hajat C, E Stein. (2018), "The globalburden of multiple chronic conditions: Anarrative review", Prev Med Rep.12:284-293.
[8] Halli-Tierney AD, Scarbrough C, Carroll D. (2019), "Polypharmacy: Evaluating Risks and Deprescribing", afp.100(1):32-38.
[9] World Health Organization. (2000), "Regional Office for the Western P. The AsiaPacific perspective : redefining obesity and its treatment", Sydney : Health Communications Australia.
[10] The Criteria Committee of the New York Heart Association. (1994), "Nomenclature and Criteria for Diagnosis of Diseases of the Heart and Great Vessels", Little Brown & Co.9th ed:253-256.
[11] Nguyễn Anh Vũ. (2018), "Siêu âm Tim từ căn bản đến nâng cao", Nhà Xuất Bản Đại Học Huế.
[12] Katz S, Ford AB, Moskowitz RW, et al. (1963), "Studies of illness in the aged. The index of ADL: a standardized measure of biological and psychosoial function", JAMA.185:914-919.
[13] Lawton MP, Brody EM. (1969), "Assessment of older people: selfmaintaining and instrumental activities of daily living", Gerontologist.9(3):179-86.
[14] Dent E, Kowal P, Hoogendijk EO. (2016), "Frailty measurement in research and clinical practice: A review", Eur J Intern Med.31:3-10.
[15] Nguyễn Hoàng Phú. (2011), "Khảo sát trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh mạch vành theo thang GDS-15", Luận văn thạc sĩ y học Đại học Y Dược TPHCM.
[16] Nguyễn Kinh Quốc, Vũ Anh Nhị. (2012), "Ảnh hưởng của tuổi già trên hệ thần kinh", Bệnh học người có tuổi-NXBYH.
[17] Muscaritoli M, Anker SD, Argilés J, et al. (2010), "Consensus definition of sarcopenia, cachexia and pre-cachexia: joint document elaborated by Special Interest Groups (SIG) "cachexia-anorexia in chronic wasting diseases" and "nutrition in geriatrics"", Clin Nutr.29(2):154-9.
[18] Caughey GE, et al. (2008), "Prevalence of comorbidity of chronic diseases in Australia", BMC Public Health 8:221.
[19] Olivares DE, et al. (2017), "Risk factors for chronic diseases and multimorbidity in a primary care context of central argentina: A web-based interactive and cross-sectional study", Int J Environ Res Public Health.14(3)
[20] Nguyễn Thanh Huân, Thái Hữu Tâm, Trần Lâm Ngọc Hân, Phạm ThịMai Hậu. (2024), "Đánh giá suy yếu theo thang điểm Edmonton ở bệnh nhân cao tuổi nội trú có suy tim", Tạp chí Y học Việt Nam.537(1B)
[21] Aung T, Qin Y, Tay W.T, et al. (2021), "Prevalence and prognostic significance of frailty in Asian patients with heart failure: insights from ASIAN-HF", JACC: Asia.1(3):303–313.
[22] Joyce E, et al. (2016), "Frailty in Advanced Heart Failure", Heart Fail Clin.12:363-374.
[23] Madan SA, Fida N, Barman P, et al. (2016), "Frailty Assessment in Advanced Heart Failure", Journal of Cardiac Failure 22(10):840-44.
[24] Rutledge T, et al. (2006), "Depression in heart failure a meta-analytic review of prevalence, intervention effects, and associations with clinical outcomes", J Am Coll Cardiol.48(8):1527-37.
[25] De Leon CF, et al. (2009), "Quality of life in a diverse population of patients with heart failure: HART trial", Cardiopulm Rehabil Prev.29(3):171-8.
[26] Rozzini R, et al. (2002), "Depression and major outcomes in older patients with heart failure", Arch Intern Med.162(3):362-4.
[27] Dương Minh Tâm, Trần Nguyễn Ngọc. (2022 ), "Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim điều trị tại viện tim mạchBệnh viện Bạch Mai", TCNCYH 155 (7):p34-41.
[28] Leto L, Feola M. (2014), "Cognitive impairment in heart failure patients", J Geriatr Cardiol 11:316–328.
[29] Vogels RL, Scheltens P, Schroeder-Tanka JM, Weinstein HC. (2007), "Cognitive impairment in heart failure: A systematic review of the literature", Eur J Heart Fail 9:440–449.
[30] Almeida OP, Tamai S. (2001), "Congestive heart failure and cognitive functioning amongst older adults", Arq Neuropsiquiatr.59(2-B):324-329.
[31] Kohashi K, Morisawa T, Kosugi M, et al. (2016), "Nutritional status is associated with inflammation and predicts a poor outcome in patients with chronic heart failure", J Atheroscler Thromb.23(6):713e27.
[32] Yamauti AK, Ochiai ME, Bifulco PS, et al. (2006), "Subjective global assessment of nutritional status in cardiac patients", Arq Bras Cardiol 87(6):772e7.
[33] Nguyễn Văn Trí, Thân Hà Ngọc Thể. Kiến thức Lão khoa cơ bản. 2020.
[34] Barer D (2011), "Review: inpatient comprehensive geriatric assessment improves the likelihood of living at home at 12 months", Ann Intern Med.155