31. KẾT QUẢ LIỆU PHÁP CORTICOID LIỀU XUNG PHỐI HỢP THAY HUYẾT THANH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM CẦU THẬN CẤP TIẾN TRIỂN NHANH Ở NGƯỜI CAO TUỔI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Nguyễn Bách1, Vũ Nguyễn Khánh Trang2
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm cầu thận cấp (VCTC) tiến triển nhanh là bệnh hiếm gặp nhất là ở người cao tuổi và là cấp cứu trong thận học, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để “cứu” chức năng thận.


Mục tiêu: Đánh giá kết quả phác đồ kết hợp corticoid liều xung và thay huyết thanh qua 01 ca lâm sàng.


Đối tượng: BN nam, 69 tuổi, lý do vào viện do phù 2 chi dưới. Chẩn đoán ban đầu là hội chứng thận hư (HCTH) – tổn thương thận cấp (TTTC). Các xét nghiệm sau đó xác định chẩn đoán VCTC tiến triển nhanh. BN được điều trị bằng liều xung corticoid phối hợp thay huyết thanh.


Phương pháp nghiên cứu: báo cáo ca lâm sàng.


Kết quả: Sinh thiết thận kết luận viêm cầu thận liềm thể dạng nghèo miễn dịch. Chức năng thận cải thiện nhanh chóng sau 3 lần thay huyết thanh và ra viện sau 10 liệu trình thay huyết thanh với chức năng thận hồi phục hoàn toàn.


Kết luận: Điều trị tích cực, kịp thời viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh nguyên phát với liều xung corticoid phối hợp thay huyết thanh cho kết quả tốt giúp “cứu” được bệnh nhân và hồi phục chức năng thận hoàn toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lin W, Chen M, Cui Z, Zhao MH. (2010). The immunopathological spectrum of crescentic glomerulonephritis: a survey of 106 patients in a single Chinese center. Nephron Clin Pract. 116(1), pp 65-74.
[2] Moroni G, Ponticelli C. (2014). Rapidly progressive crescentic glomerulonephritis: Early treatment is a must. Autoimmun Rev. 2014 Jul;13(7), pp 723-9.
[3] Oudah N, Al Duhailib Z, Alsaad K, et al. (2012). “Glomerulonephritis with crescents among adult saudi patients outcome and its predictors,” Clinical and Experimental Medicine. 12(2), pp 121–125.
[4] Chen, Tang Z, Xiang H, et al. (2016). “Etiology and outcome of crescentic glomerulonephritis from a single center in China: a10-year review,”American Journal of Kidney Diseases. 67(3), pp 376–383.
[5] Glassock RJ, Adler SG, Ward HJ, et al. (1991) “Primary glomerular diseases,”. In: Brenner B. M, Rector F. C (Eds). The Kidney 4th ed, pp 1182–1279, Saunders, Philadelphia, Pa, USA.
[6] Seo P, Stone JH. (2004). “The antineutrophil cytoplasmic antibody-associated vasculitides,”The American Journal of Medicine. 117(1), pp 39–50.
[7] Jennette JC. (2012). Revised International Chapel Hill Consensus Conference Nomenclature of Vasculitides. Arthritis Rheum. 65(1), pp 1-11.
[8] Jennette JC. (2011). Renal and systemic vasculitis. In: Floege J, Johnson RJ, Feehally J editors. Comprehensive Clinical Nephrology 4th ed. Elsevier Saunder.
[9] Jennette JC. (2003). Rapidly progressive crescentic glomerulonephritis. Kidney Int, 63(3), pp 1164-1177.
[10] Rampelli SK, Rajesh NG, Srinivas BH, et al (2016). Clinical spectrum and outcomes of crescentic glomerulonephritis: A single center experience. Indian J Nephrol, 26(4), pp 252-256.
[11] Trần Thị Bích Hương, Nguyễn Ngọc Lan Anh, Trần Văn Vũ et al. (2021). Chẩn đoán nguyên nhân của 123 bệnh nhân suy thận cấp tiến triển nhanh tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 25(2). pp 55-62.
[12] Lê PhạmThu Hà, Huỳnh Thoại Loan. (2014). Viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Y Học TP. Hồ Chí Minh Trang. 18(4). pp 171-178.