16. KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÂN LOẠI CHILD – TURCOTTE – PUGH VÀ MỨC ĐỘ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

Hà Vũ1,2, Ngô Thị Thanh Quýt2
1 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Xuất huyết tiêu hoá trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) là một trong những biến chứng hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân xơ gan và hiện nay có nhiều phương pháp không xâm lấn đã được nghiên cứu để tầm soát biến chứng này. Tuy nhiên, mối tương quan giữa phân loại Child-Turcotte-Pugh (CTP) với mức độ giãn TMTQ chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt ở Việt Nam.


Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa phân loại Child - Turcotte-Pugh với mức độ giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 225 bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Thống Nhất. Các bệnh nhân được làm các xét nghiệm sinh hóa, nội soi tiêu hóa trên và siêu âm bụng. Bệnh nhân được phân loại theo thang điểm Child –Turcotte- Pugh. Tìm mối tương quan giữa sự hiện diện giãn lớn TMTQ (độ 2, độ 3) với phân loại CTP.


Kết quả: Tỉ lệ giãn TMTQ trong dân số nghiên cứu là 82,7%, trong đó giãn lớn (độ 2, độ 3) là 60%. Phân loại Child-Turcotte- Pugh A, B, C lần lượt là 19,1%, 37,3%, và 43,6%. Ở nhóm giãn TMTQ nhỏ (độ 0, độ1 ), số bệnh nhân Child A chiếm tỉ lệ cao nhất (74,4%), ngược lại ở nhóm giãn TMTQ lớn (độ 2, độ 3) thì số bệnh nhân Child C chiếm tỉ lệ cao nhất (76,5%).


Kết luận: Phân loại Child- Turcotte-Pugh là một phương pháp không xâm nhập có giá trị trong tiên đoán có giãn lớn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] D 'amico G.,Luca A. “Portal hypertension. Natural history. Clinical-hemodynamic correlations. Prediction of the risk of bleeding”. Bailliers
Clin.Gastroenterol, 1997,11,243-256.
[2] Groszmann RJ, Garcia-Tsao G, Bosch J, et al. “Beta-blockers to prevent gastroesophageal varices in patients with cirrhosis”. N Engl J Med.; 2005, 353(21), 2254-2261.
[3] Trần Quốc Trung, Bùi Hữu Hoàng. “ Tỉ số tiểu cầu/kích thước lách và kích thước gan phải/Albumin trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan”. Tạp chí Y học TPHCM, 2010, Tập 14, số 1, tr. 167 – 172.
[4] ASGE guideline: The role of endoscopy in the management of variceal hemorrhage, updated July 2005.
[5] Child CG, Turcotte JG (1964). “Surgery and portal hypertension". The liver and portal hypertension. Philadelphia: Saunders, 1964, 50–64.
[6] Pugh RN, Murray-Lyon IM, Dawson JL, et al. "Transection of the oesophagus for bleeding oesophageal varices". The British journal of surgery, 1973, 60 (8), 646–649.
[7] Tafarel JR, Tolentino LH, Correa LM, et al.. “Prediction of esophageal varices in hepatic cirrhosis by noninvasive markers”. Eur J Gastroenterol Hepatol; 2011,23, 754-758.
[8] Ahmed A. ElNaggar, Mohamed S. Gomaa and May M. Fawzy. “Nonendoscopic predictors of large esophageal varices”. Egyptian Journal of Internal Medicine, 2012, 24, 97–99.
[9] Angelo Zambam de Mattos, Angelo Alves de Mattos, Larissa. F. Daros, M.I. Musskopf. “Aspartate aminotransferase-to-platelet ratio index (APRI) for the non-invasive prediction of esophageal varices”. Annals of Hepatology. 2013. Vol.12, No.5, 810-814.
[10] Zoli M – Merkel C, Maglotti D, Gueli C , et al. “Natural history of cirrhotic patients with small esophageal varices: a prospective study”. Am J. Gastroenterol , 1999, 95, 503-508.
[11] L. Pagliaro, G. D’Amico, L. Pasta, et al. “Efficacy and efficiency of treatments in portal hypertension”. The 2nd Baveno International Consensus Workshop on Definitions, Methodology and Therapeutic Strategies, R. de Franchis, Ed., Portal Hypertension II, 1996, 159–179, Blackwell Science, Oxford, UK.
[12] Atif Zaman, Hapke R, Flora K, et al. “ Factors predicting the presence of esophageal or gastric varices in patients with advanced liver disease”. Am J Gastroenterol; 1999, 94, 3292-3296.
[13] Trần Ngọc Lưu Phương, Đặng Thế Việt. “ Các nghiệm pháp không xâm lấn dự báo giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày ở bệnh nhân xơ gan”. Tạp chí Y học TPHCM, 2012, Vol.16, Phụ bản số 3, trang 18 – 22.
[14] Hồ Tấn Phát. “Khảo sát mối tương quan giữa mức độ xơ gan theo phân loại Child-Pugh và mức độ giãn TMTQ qua nội soi dạ dày tá tràng”. Luận văn Thạc sỹ y khoa, Đại học Y dược TP.HCM. 2003
[15] Mã Phước Nguyên. “Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng tiểu cầu trên đường kính lách với giãn TMTQ trên bệnh nhân xơ gan”. Luận văn Thạc sỹ y khoa, Đại Học Y Dược TP.HCM. 2005