TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON (PPI)

Hồng Ngọc Nguyễn, Đặng Phương Chi Bùi, Văn Mãi Đỗ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) tại Bệnh viện Quân y 120 tỉnh Tiền Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 4532 đơn thuốc khám bệnh ngoại trú của bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc từ ngày 01/7/2020 đến ngày 30/7/2020 tại các phòng khám thuộc khoa Khám bệnh – Bệnh viện Quân y 120. Kết quả: Tỷ lệ cao nhất có chỉ định dùng thuốc ức chế bơm proton là nhóm bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 20 – 60 tuổi chiếm 62,16%. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm cao hơn hẳn so với bệnh nhân nam lần lượt là 62,35% và 37,65%. Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định nhiều nhất là omeprazole với tỷ lệ là 60,06%, tiếp theo là Pantoprazole với tỷ lệ là 21,89%, thuốc ức chế bơm proton chiếm tỷ lệ thấp nhất là Rabeprazole với tỷ lệ 0,88%. Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng, thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều vẫn là omeprazole. Các thuốc omeprazole, pantoprazole và esomeprazole đều có tỷ lê chủ yếu sử dụng liều 40mg. Kết luận: Tỷ lệ có chỉ định dùng thuốc PPI chủ yếu là nhóm nữ giới, độ tuổi 20 – 60 tuổi. Thuốc được chỉ định nhiều nhất là omeprazole với liều sử dụng 40mg ở nhóm bệnh phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2006), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, NXB Y học.
2. http://www.mims.com/vietnam/drug/info/acilesol.
3. Bộ môn Nội - Đại học Y Dược Huế (2009). Viêm dạ dày, Giáo trình sau đại học Bệnh Tiêu hóa Gan mật:
153-169.
4. Bùi Mai Nguyệt Ánh (2013). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong kê đơn thuốc Bảo hiểm
y tế ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2013.
5. Mai Nguyệt Ánh (2011). So sánh hiệu quả điều trị viêm loét DD-TT do nhiễm HP giữa hai phác đồ PAL và
PAC tại bệnh viện ĐK Đồng Nai.
6. Pankaj Jay Pasricha Willemlintje A Hoogerwerf (2005). Pharmacotheraphy of gastric acidity, peptid ulcers and
gastroesophageal reflux disease. Goodman & Gilmans The Pharmacological basis of therapeutics.eleventh edition, Mr
Graw Hill: 967-982.
7. Ahmed Yacoob Mayet (2007). Improper use of antisecretory drugs in a tertiary care teaching hospital: An
observational study. The Saudi Journal of Gastroenterology, 13(3): 124-128.
8. John Del Valle (2009). Zollinger-Ellison syndrome Texbook of Gastroenterology, fifth edition. Wiley
Blackwell, 1: 982-988.
9. Mandel KG, Dadgy BP, Brodie DA (2000). Review article alginateraft formoulations in the treatment of
heartbum ang acid reflux, Aliment Pharmacol Ther14(6): 669-690.