14. TỶ LỆ NGƯỜI BỆNH LỌC MÀNG BỤNG THỰC HÀNH ĐÚNG QUY TRÌNH THAY DỊCH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Đoàn Văn Đàm1, Nguyễn Thị Vinh1, Nguyễn Bách1
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ thực hành đúng quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng tại nhà và các yếu tố liên quan tới tuân thủ rửa tay trong quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng.


Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, thực hiện ở 60 người bệnh đang được điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục tại khoa Nội thận – Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023 nhằm đánh giá thực hành đúng quy trình thay dịch (25 bước).


Kết quả: Đối tượng nghiên cứu tuổi trung vị là 55, tứ phân vị (42-67). Thời gian huấn luyện lọc màng bụng có trung vị là 7 tứ phân vị (4-11). Số bước tuân thủ là 22 (±2), tuân thủ ít nhất là 16 bước, 5% tuân thủ đủ 25 bước. Tuân thủ từ 16 đến 25 bước đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Tỷ lệ rửa tay đúng 6 bước (59.3%-80.3%), tỷ lệ rửa tay thường quy đúng cao hơn ở nhóm dưới 60 tuổi, viên chức văn phòng có tỷ lệ rủa tay đúng cao hơn với p<0,05.


Kết luận: Tuân thủ thực hiện quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng trung bình là 22 (±2) bước, có 5% tuân thủ đủ 25 bước. Bước tuân thủ thấp là kiểm tra túi dịch, chuẩn bị túi dịch, vệ sinh tay thường quy và kiểm tra hạn sử dụng. Có mối liên quan giữa tuân thủ vệ sinh tay với độ tuổi, nghề nghiệp ở người bệnh lọc màng bụng tại nhà.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Liyanage T., Toyama T., Hockham C. et al. (2022). Prevalence of chronic kidney disease in Asia: a systematic review and analysis. BMJ Global Health, 7(1), e007525.
[2] NIDDK. Annual Data Report. USRDS. https://adr.usrds.org/. Published 2022. Accessed December 23, 2023.
[3] Bách N, Công LC. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình “khuyến khích chọn phương pháp lọc màng bụng tại nhà” tại bệnh viện thống
nhất. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;527(1). doi:10.51298/vmj.v527i1.5665
[4] Chen TW, Li SY, Chen JY, Yang WC. Training of peritoneal dialysis patients--Taiwan’s experiences. Perit Dial Int J Int Soc Perit Dial. 2008;28 Suppl 3:S72-75.
[5] J B. Training and retraining: impact on peritonitis. Perit Dial Int J Int Soc Perit Dial. 2010;30(4). doi:10.3747/pdi.2009.00244
[6] Huỳnh Trinh Trí, Nguyễn Như Nghĩa. Nghiên cứu tình hình và kết quả điều trị viêm phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng tại bệnh viện đa khoa Trung Tâm An Giang. Tạp Chí Dược Học Cần Thơ. 2020;(27):47-53.
[7] Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trần Minh Hoàng, Dương Đức Viễn, Trần Thị Trang, Hoàng Ngọc Lan Hương. Đánh giá bước đầu phương pháp lọc màng bụng sớm dành cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;532(2). doi:10.51298/vmj.v532i2.7653
[8] Dong J, Chen Y. Impact of the bag exchange procedure on risk of peritonitis. Perit Dial Int J Int Soc Perit Dial. 2010;30(4):440-447. doi:10.3747/pdi.2009.00117
[9] Mawar S, Gupta S, Mahajan S. Non-compliance to the continuous ambulatory peritoneal dialysis procedure increases the risk of peritonitis. Int Urol Nephrol. 2012;44(4):1243-1249. doi:10.1007/s11255-011-0079-7
[10] Figueiredo AE, Moraes TP de, Bernardini J, et al. Impact of patient training patterns on peritonitis rates in a large national cohort study.
Nephrol Dial Transplant Off Publ Eur Dial Transpl Assoc - Eur Ren Assoc. 2015;30(1):137-142. doi:10.1093/ndt/gfu286
[11] Karadag E. The effect of a self-management program on hand-washing/mask-wearing behaviours and self-efficacy level in peritoneal dialysis patients: a pilot study. J Ren Care. 2019;45(2):93-101. doi:10.1111/jorc.12270
[12] Chow KM, Szeto CC, Law MC, Fun Fung JS, Kam-Tao Li P. Influence of peritoneal dialysis training nurses’ experience on peritonitis rates.
Clin J Am Soc Nephrol CJASN. 2007;2(4):647-652. doi:10.2215/CJN.03981206