4. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM MIỆNG Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN (2020 -2022)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, thành phần loài nấm miệng bằng hình thái và sinh học phân tử
Phương pháp: Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả thực nghiệm tại la bô; Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Kỹ thuật nuôi cấy, tăng sinh mẫu nấm dương tính trên môi trường Sabouraud Dextrose Agar; Thử nghiệm huyết thanh; Kỹ thuật nuôi cấy, phân loại bằng môi trường thạch CHROMagar™ Candida (do hãng CHROMagar, Pháp sản xuất); Xác định loài nấm bằng kỹ thuật PCR – RFLP với gen mồi là ITS-1, ITS -4 có sử dụng emzym phân cắt hạn chế MSP-1 và Giải trình tự gen xác định loài nấm.
Kết quả: Trong 55 chủng phân lập được, kết quả định danh bằng hình thái học: Chủng C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất 65,5% (36/55), tiếp đến là C. tropicalis 12,7%, có tới 10,9%(6/55) chủng Candida spp không xác định được bằng phương pháp hình thái. Kết quả xác định loài bằng phương pháp giải trình tự gen Kết quả định danh bằng giải trình tự là kết quả cuối cùng. Kết quả đã xácđịnh 10 loài nấm, trong đó: C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất 60% (33/55); C. tropicalis 20%(11/55); Các loài khác ít gặp hơn như C. dubliniensis, C. glabrata, C. krusei, C. parapsilosis, C. metapsilosis, Meyerozyma caribbica đều chiếm 1,8%(1/55); C. mesorugosa chiếm 3,6%(2/55). Nghiên cứu này bằng kỹ thuật giải trình tự gen phát hiện được một số loài gây bệnh hiếm gặp như Kodamaea ohmeri 3,6%(2/55), Meyerozyma caribbica 1,8%(1/55).
Kết luận: C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất khi xác định loài bằng hình thái học và sinh học phân tử 65,5%(36/55) và 60% (33/55), đã phát hiện một số loài hiếm gặp Kodamaea ohmeri 3,6%(2/55), Meyerozyma caribbica 1,8%(1/55).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV/AIDS, Miệng, nấm
Tài liệu tham khảo
[2] UNAIDS (2023). UNAIDS data 2023, from https://www.unaids.org/en/resources/fact-sheet
[3] Yulianto M, Hidayati AN, Ervianti E. Association between etiologic species with CD4 count and clinical features of oral candidiasis among HIV/AIDS patients. J Egyptian Women’s Dermatologic Soc 2022; 19: 51–57. Crossref.
[4] Mulu A, Diro E, Tekleselassie H, et al. Effect of Ethiopian multiflora honey on fluconazole-resistant Candida species isolated from the oral cavity of AIDS patients. Int J STD AIDS 2010; 21: 741–745. Crossref. PubMed. ISI.
[5] Miguel P, McArthur CP, Wilma C, et al. Multidrug resistant (MDR) oral Candida species isolated from HIV-positive patients in South Africa and Cameroon. Diagn Microbiol Infect Dis 2013; 79: 222–227. PubMed.
[6] Owotade FJ, Patel M. Virulence of oral Candida isolated from HIV-positive women with oral candidiasis and asymptomatic carriers. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol 2014; 118: 455–460. Crossref. PubMed.
[7] Kwamin F, Nartey NO, Codjoe FS, et al. Distribution of Candida species among HIV-positive patients with oropharyngeal candidiasis in Accra, Ghana. J Infect Dev Ctries 2013; 7: 41–45. Crossref. PubMed.
[8] Enwuru CA. Fluconazole resistant opportunistic oro-pharyngeal Candida and non-Candida yeastlike isolates from HIV infected patients attending ARV clinics in Lagos, Nigeria. Afr Health Sci 2008; 8: 142–148. PubMed. ISI.
[9] Anbesa T, Ababa A, Yitayew B, et al. Oral Candida carriage among HIV infected and non-infected individuals in Tikur Anbesa specialized hospital, Addis Ababa, Ethiopia. Global J Med Public Health 2015; 4: 102–106.
[10] Agwu E, Ihongbe JC, McManus BA, et al. Distribution of yeast species associated with oral lesions in HIV-infected patients in Southwest Uganda. Med Mycol 2012; 50: 276–280. Crossref. PubMed
[11] Taverne-Ghadwal L, Kuhns M, Buhl T, et al. Epidemiology and prevalence of oral Candidiasis in HIV patients from Chad in the Post-HAART Era. Front Microbiol 2022; 13: 844069. Crossref. PubMed.