29. BỆNH CƠ TIM DO NHIỄM TRÙNG HỆ THỐNG: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG VÀ CẬP NHẬT Y VĂN

Trần Thanh Hùng1, Dương Nữ Diệp Anh1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng hệ thống là một trong những nguyên nhân tử vong chính ở các đơn vị hồi sức tích cực. Một trong những rối loạn nặng nề trong bệnh cảnh nhiễm trùng là các tổn thương tại tim. Mặc dù còn chưa có định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể, bệnh cơ tim do nhiễm trùng có thể được hiểu đơn giản là tình trạng suy giảm chức năng tim trong tình trạng nhiễm trùng toàn thân, với tỷ lệ gặp là 10-70% tùy theo nghiên cứu. Tuy nhiên tầm quan trọng của bệnh cơ tim do nhiễm trùng còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu các nghiên cứu đầy đủ về chẩn đoán, tiên lượng và phác đồ điều trị. Chúng tôi báo cáo ca lâm sàng, bệnh nhân nam 72 tuổi, chẩn đoán sốc nhiễm trùng do viêm phúc mạc thủng ổ loét tiền môn vị. Sau mổ xuất hiện tình trạng suy tuần hoàn, suy tim EF 39% không đáp ứng với liệu pháp bù dịch, vận mạch và các phương pháp điều trị nội khoa thông thường, bệnh nhân tử vong sau 9 ngày điều trị. Nhân trường hợp này, chúng tôi tổng hợp lại một số vấn đề có liên quan trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý này.


Kết luận: Siêu âm tim là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán bệnh cơ tim do nhiễm trùng hệ thống. Cần nghĩ tới bệnh lý này và thực hiện các thăm dò cần thiết nếu tình trạng huyết động kém đáp ứng với liệu pháp truyền dịch và thuốc co mạch để chẩn đoán sớm và có chiến lược điều trị phù hợp theo các khuyến cáo và nghiên cứu mới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Boissier F, Aissaoui N, Septic cardiomyopathy: Diagnosis and management, Journal of Intensive Medicine, 2022, 2(1) :8-16. doi:https://doi.org/10.1016/j.jointm.2021.11.004.
[2] Holland EM, Moss TJ, Acute noncardiovascular illness in the cardiac intensive care unit, J Am Coll Cardiol, 2017, 69(16): 1999-2007.
[3] L’Heureux M, Sternberg M, Brath L, Turlington J, Kashiouris MG, Sepsis-Induced Cardiomyopathy: a Comprehensive Review, Curr Cardiol
Rep, 2020, 22(5): 35. doi:10.1007/s11886-020-01277-2.
[4] Khalid N, Patel PD, Alghareeb R, Hussain A, Maheshwari M V, The effect of sepsis on myocardial function: a review of pathophysiology,
diagnostic criteria, and treatment, Cureus, 2022, 14(6).
[5] Weil MH, Nishjima H, Cardiac output in bacterial shock, Am J Med. , 1978, 64(6): 920-922.
[6] Hellman T, Uusalo P, Järvisalo MJ, Renal replacement techniques in septic shock, Int J Mol Sci., 2021, 22(19): 10238.
[7] Singer M, Deutschman CS, Seymour CW et al, The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3), JAMA, 2016, 315(8): 801-810.
[8] Bréchot N, Luyt CE, Schmidt M et al, Venoarterial extracorporeal membrane oxygenation support for refractory cardiovascular dysfunction during severe bacterial septic shock, Crit Care
Med., 2013, 41(7): 1616-1626.