26. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIẢM ĐAU CHO SẢN PHỤ KHI ĐƯỢC CHĂM SÓC BỞI ĐIỀU DƯỠNG GÂY MÊ ĐÃ ĐƯỢC ĐÀO TẠO QUẢN LÝ GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TẠI HỆ THỐNG Y TẾ VINMEC GIAI ĐOẠN 2023-2024

Phạm Thị Mỹ Duyên1
1 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong thực tế bác sỹ gây mê không phải lúc nào cũng phản ứng ngay lập tức với nhu cầu của bà mẹ, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc. Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của việc có một điều dưỡng gây mê được đào tạo quản lý giảm đau ngoài màng cứng giúp cải thiện sự hài lòng của bà mẹ, cải thiện chất lượng giảm đau và không gây ảnh hưởng tới sức rặn của sản phụ.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 3986 sản phụ mang thai trên 36 tuần tuổi được giảm đau trục thần kinh để kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ (n = 3986) dưới sự chăm sóc của điều dưỡng gây mê tại hệ thống y tế Vinmec bao gồm 7 bệnh viện: Vinmec Time City, Hải Phòng, Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Center Park.


Kết quả: Trong số 3986 phụ nữ được một điều dưỡng gây mê chăm sóc từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024, có 70 ca (1,8%) bị đau trong quá trình chuyển dạ phải điều chỉnh và xử trí catheter với điểm đánh giá hài lòng được đánh giá bởi nữ hộ sinh dưới 4 điểm. Việc phân bổ một điều dưỡng gây mê dẫn đến điểm số hài lòng của bà mẹ cao hơn trước, cải thiện chất lượng giảm đau mà không có bất kỳ tác động bất lợi nào đến các biến chứng liên quan đến bà mẹ, trẻ sơ sinh hoặc gây tê ngoài màng cứng.


Kết luận: Những phát hiện này cho thấy việc phân bổ một điều dưỡng gây mê cho việc chăm sóc gây tê ngoài màng cứng có thể nâng cao hiệu quả sự hài lòng của bà mẹ và có khả năng cải thiện chất lượng chăm sóc tổng thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Pan PH, Bogard TD, Owen MD, Incidence and characteristics of failures in obstetric neuraxial analgesia and anesthesia: a retrospective analysis of 19,259 deliveries, Int J Obstet Anesth, 2004 Oct, 13(4): 227-33, doi: 10.1016/j.ijoa.2004.04.008. PMID: 15477051.
[2] Su YH, Su HW, Chang SL, Tsai YL, Juan PK, Tsai JF, Lai HC, Involving a Dedicated Epidural-Caring Nurse in Labor Ward Practice Improves Maternal Satisfaction towards Childbirth: A Retrospective Study, Healthcare (Basel), 2023 Aug 1, 11(15): 2181, doi: 10.3390/healthcare11152181. PMID: 37570420; PMCID: PMC10419099.
[3] Hunter AR, Moir DD, Maternity services and the anaesthetist, Br J Anaesth, 1979 Mar, 51(3): 169-70, doi: 10.1093/bja/51.3.169. PMID: 435337.
[4] Melzack R, The myth of painless childbirth (the John J. Bonica lecture), Pain, 1984 Aug, 19(4): 321-337, doi: 10.1016/0304-3959(84)90079-4. PMID: 6384895.
[5] The evolution of the labor curve and its implications for clinical practice: the relationship between cervical dilation, station, and
time during labor Hamilton, Emily F et al, American Journal of Obstetrics & Gynecology, Volume 228, Issue 5, S1050-S1062.
[6] Conell-Price J, Evans JB, Hong D, Shafer S, Flood P, The development and validation of a dynamic model to account for the progress of labor in the assessment of pain, Anesth Analg, 2008 May, 106(5): 1509-15, table of contents, doi: 10.1213/ane.0b013e31816d14f3. PMID: 18420869.
[7] Charlotte Kingsley, Alan McGlennan, The labour epidural: Troubleshooting 2017.
[8] Yurashevich M, Carvalho B, Butwick AJ, Ando K, Flood PD, Determinants of women's dissatisfaction with anaesthesia care in labour and delivery, Anaesthesia, 2019 Sep, 74(9): 1112- 1120, doi: 10.1111/anae.14756. Epub 2019 Jul 1. PMID: 31264207.
[9] Cherel Q, Burey J, Rousset J, Picard A, Mirza D, Dias C, Jacquet H, Mariani P, Raffegeau N, Saupin I, Bornes M, Lapidus N, Quesnel C, Garnier M, Epidural analgesia information sessions provided by anesthetic nurses: impact on satisfaction and anxiety of parturient women a prospective sequential study, BMC Anesthesiol, 2022 Apr 12, 22(1): 105, doi: 10.1186/s12871-022-01647-z. PMID: 35413841; PMCID:
PMC9002221.