6. KẾT HỢP THÔNG KHÍ MỘT PHỔI VÀ THÔNG KHÍ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC TRONG PHẪU THUẬT U KHÍ QUẢN THẤP: BÁO CÁO CA BỆNH

Hoàng Thị Hoài Thu1, Hồ Sỹ Hải2, Ngô Gia Khánh2, Nguyễn Toàn Thắng1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kiểm soát đường thở hiệu quả và bảo đảm đủ thông khí cho phẫu thuật khí quản luôn là thách thức với bác sỹ gây mê hồi sức. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân nam 57 tuổi có u ở phần thấp khí quản (kích thước 21 × 17 × 31 mm, u bám chủ yếu thành bên phải gần sát carina), được gây mê và phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau khởi mê, bệnh nhân được đặt nội khí quản đường miệng trên u và mở ngực bên phải tiếp cận khí quản, khi mở thành khí quản tiếp cận u, thông khí một phổi bên trái được thiết lập qua ống nội khí quản đưa vào qua trường mổ. Tuy nhiên, sau 5 phút, bão hòa oxy giảm xuống 80-82% (với FiO2 100% và PEEP 10 cmH 2O). Sau đó, thông khí áp lực dương liên tục vào phế quản gốc phải dùng ống thông dạ dày 14Fr đưa vào qua trường mổ (với oxy 100% với áp lực 5-6 cmH2O, lưu lượng 6-7 lít/phút). Quá trình lấy u và tạo hình khí phế quản sau đó, bão hòa oxy được duy trì ở mức 95-98%. Kết thúc phẫu thuật, rút hệ thống thông khí áp lực dương liên tục và ống nội khí quản trong phế quản gốc trái, đóng thành khí phế quản và thông khí hai phổi trở lại qua ống nội khí quản đường miệng. Sau mổ 1 ngày, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản và ra viện ở ngày thứ 6.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Gao R, Gu X, Zhang S, Ma S, Xu L, Li M et al, Intraoperative airway management for patients with tracheal tumors: A case series of 37
patients, Thorac Cancer, 2021, 12: 3046-52, https://doi.org/10.1111/1759-7714.14181.
[2] Liu X, Jiang R, Xiao J, Lu T, Gan J, Cheng J, Liao J, Li P, Anesthesia airway management for tracheal resection and reconstruction: a single-center case series, Ann Palliat Med, 2021, 10(3): 3354-3363, http://dx.doi.org/10.21037/apm-21-431.
[3] Smeltz AM, Bhatia M, Arora H, Long J, Kumar PA, Anesthesia for resection and reconstruction of the trachea and Carina, J Cardiothorac
Vasc Anesth, 2020, 34(7):1902-13, https://doi.org/10.1053/j.jvca.2019.10.004.
[4] Schieren M, Böhmer A, Dusse F, Koryllos A, Wappler F, Defosse J, New approaches to airway management in tracheal resections-a systematic review and meta-analysis, J Cardiothorac Vasc Anesth, 2017, 31(4): 1351-8, https://doi.org/10.1053/j.jvca.2017.03.020.
[5] Karzai W, Schwarzkopf K, Hypoxemia during One-Lung Ventilation, Anesthesiology, 2009, 110 (6), pp. 1402-1411, https://doi.org/10.1097/aln.0b013e31819fb15d.
[6] Campos JH, Peache, DF, Application of Continuous Positive Airway Pressure During Video-Assisted Thoracoscopic Surgery, Current Anesthesiology Reports, 2021, https://doi.org/10.1007/s40140-021-00479-w.