3. TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT SỚM SAU PHẪU THUẬT GHÉP THẬN

Phạm Văn Huệ1, Nguyễn Tất Dũng1
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Ghép thận nói chung là phương pháp điều trị ưu tiên cho bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Ghép thận hiện là hình thức điều trị thay thế thận hứa hẹn nhất. Ghép thận cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống và hiệu quả chi phí khi so sánh với lọc máu. Tăng đường huyết sau khi ghép thận phổ biến ở cả bệnh nhân tiểu đường và không tiểu đường. Bệnh đái tháo đường trước khi ghép và sau ghép đều có liên quan đến việc tăng suy thận ghép và tử vong. Mặc dù đái tháo đường sau ghép thận (xảy ra trên 45 ngày sau khi ghép) và các biến chứng của nó được mô tả rõ ràng, nhưng tình trạng tăng đường huyết sớm sau phẫu thuật ghép thận (dưới 45 ngày) cũng gây ra nguy cơ nhiễm trùng, tái nhập viện và thải ghép cho người nhận thận ghép lại ít được chú trọng.


Mục tiêu: Mục tiêu của bài báo đề cập tới một tình trạng hay gặp sau ghép thận chính là tăng đường huyết sớm sau ghép thận cũng như phân tích về sinh lý bệnh, các yếu liên quan, các biến chứng và mục tiêu quản lý đường huyết trên đối tượng này.


Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu phân tích gộp gồm những bài báo được tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu điện tử PubMed, Journals, ScienceDirect gồm bệnh tiểu đường, tăng đường huyết sau ghép thận, ghép thận, mối liên quan giữa tế bào beta đảo tụy với đường huyết lúc đói, sinh lý bệnh của tăng đường huyết và một số các bài báo liên quan điều trị thuốc chống thải ghép thận. Tăng đường huyết sớm sau phẫu thuật ghép thận có liên quan đến các biến chứng thải ghép cấp, vào viện lại, các bệnh lý tim mạch, nhiễm trùng và bệnh đái đường sau ghép thận.


Kết luận: Tăng đường huyết sớm sau phẫu thuật xảy ra trong vòng 45 ngày sau ghép thận khiến người nhận ghép có nguy cơ nhập viện trở lại cao hơn do nhiễm trùng như cytomegalovirus (CMV), thải ghép cấp trong vòng 20 ngày sau ghép, các biến cố tim mạch và bệnh tiểu đường sau ghép thận. Cả bệnh nhân có và không có tiền sử tiểu đường trước ghép đều có thể bị tăng đường huyết sớm sau phẫu thuật.


Việc xác định các yếu tố nguy cơ như mức đường huyết cao trước khi ghép, bệnh tiểu đường trước ghép, sử dụng glucocorticoid, stress, đau sau phẫu thuật, nhiễm trùng mạn tính từ trước như viêm gan C mạn tính hoặc CMV, nhiễm trùng sau ghép của tăng đường huyết sớm sau phẫu thuật ghép thận rất quan trọng.


Insulin hiện là phương pháp điều trị tiêu chuẩn, tuy nhiên, các thuốc mới khác như GLP-1 RA và SGLT-2 cũng có thể hiệu quả, nhưng vẫn cần thêm nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Schnuelle P, Lorenz D, Trede M, Van Der Woude FJ, Impact of renal cadaveric transplantation on survival in end-stage renal failure: Evidence for reduced mortality risk compared with hemodialysis during long-term follow-up, J. Am. Soc. Nephrol, 1998.
[2] Sharif A, Hecking M, de Vries AP et al, Proceedings from an international consensus meeting on posttransplantation diabetes mellitus: recommendations and future directions, Am J Transplant, 2014, 14(9): 1992-2000.
[3] Chakkera HA, Weil EJ, Castro J et al, Hyperglycemia during the immediate period after kidney transplantation, Clin J Am Soc Nephrol, 2009, 4(4): 853-859.
[4] Dzúrik R, Spustová V, Lajdová I, Inhibition of glucose utilization in isolated rat soleus muscle by pseudouridine: implications for renal failure, Nephron, 1993, 65(1): 108-110.
[5] Mathew JT, Rao M, Job V, Ratnaswamy S, Jacob CK, Post-transplant hyperglycaemia: a study of risk factors, Nephrol Dial Transplant, 2003,
18(1), 164-171.
[6] Cosio FG, Kudva Y, van der Velde M et al, New onset hyperglycemia and diabetes are associated with increased cardiovascular risk after kidney transplantation, Kidney Int.
[7] Sheu A, Depczynski B, O’Sullivan AJ, Luxton G, Mangos G, The effect of different glycaemic states on renal transplant outcomes, J Diabetes
Res., 2016, 2016: 8735782.
[8] Ritzel RA, Butler AE, Rizza RA, Veldhuis JD, Butler PC, Relationship between beta-cell mass and fasting blood glucose concentration in humans, Diabetes Care, 2006, 29(3): 717-718.
[9] Rickels MR, Mueller R, Teff KL, Naji A, {beta}- Cell secretory capacity and demand in recipients of islet, pancreas, and kidney transplants, J Clin Endocrinol Metab, 2010, 95(3): 1238-1246.
[10] Masson P, Henderson L, Chapman JR, Craig JC, Webster AC, Belatacept for kidney transplant recipients, Cochrane Database Syst Rev., 2014, 11.
[11] COVID-19 Treatment Guidelines Panel. Coronavirus disease 2019 (COVID-19) treatment guidelines. National Institutes of Health. Accessed August 8, 2021.
[12] Wojtusciszyn A, Mourad G, Bringer J, Renard E, Continuous glucose monitoring after kidney transplantation in non-diabetic patients: early hyperglycaemia is frequent and may herald post-transplantation diabetes mellitus and graft failure, Diabetes Metab, 2013, 39(5): 404-410.
[13] Panés J, Kurose I, Rodriguez-Vaca D et al, Diabetes exacerbates inflammatory responses to ischemia-reperfusion, Circulation, 1996, 93(1): 161-167.
[14] Pistrosch F, Natali A, Hanefeld M, Is hyperglycemia a cardiovascular risk factor? Diabetes Care, 2011, 34(Suppl 2): S128-S131.
[15] Kukla A, Hill J, Merzkani M et al, The use of GLP1R agonists for the treatment of type 2 diabetes in kidney transplant recipients, Transplant
Direct, 2020, 6(2): e524.
[16] Shah M, Virani Z, Rajput P, Shah B, Efficacy and safety of canagliflozin in kidney transplant patients, Indian J Nephrol, 2019, 29(4): 278-281.
[17] Aniral Iqbal, Keren Zhou, Sangeeta R Kashyap, M Cecilia Langsan, Early post-renal transplant hyper glycemia, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 2022, Pages 549-562.