29. RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Lê Thanh Chiến1, Tạ Quang Huy2, Nguyễn Văn Tập1, Trần Quốc Thắng3, Hồ Thị Hiếu1, Lê Thị Ngọc1, Lê Thị Ngọc1
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2 Trung tâm y tế Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm Y tế Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023 và một số yếu tố liên quan.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 375 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Quận 6, từ tháng 12/2022 đến tháng 06/2023.


Kết quả: Tỷ lệ có rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV là 59,7%. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có rối loạn trầm cảm nhẹ là 50,0%, rối loạn trầm trung bình là 17,9%, rối loạn trầm cảm nặng là 32,1%. Một số hành vi sử dụng chất kích thích ở bệnh nhân HIV/AIDS liên quan đến rối loạn trầm cảm gồm: Điều trị methadone, hút thuốc lá, sử dụng rượu/bia (p < 0,05).


Kết luận: Cần có biện pháp hỗ trợ tâm lý người bệnh ngay từ sớm để làm giảm tỷ lệ trầm cảm cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Asrat B, Lund C, Ambaw F et al., Major depressive disorder and its association with adherence to antiretroviral therapy and quality of life: Cross-sectional survey of people living with HIV/AIDS in Northwest Ethiopia. BMC psychiatry. 2020;20(1):462.
[2] Tesfaw G, Ayano G, Awoke T et al., Prevalence and correlates of depression and anxiety among patients with HIV on-follow up at Alert Hospital, Addis Ababa, Ethiopia. BMC psychiatry. 2016;16(1):368.
[3] Rezaei S, Ahmadi S, Rahmati J et al., Global prevalence of depression in HIV/AIDS: A systematic review and meta-analysis. BMJ supportive & palliative care. 2019;9(4):404-12.
[4] Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Dương Bá Vũ và cộng sự, Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở những người nhiễm HIV đang điều trị ARV. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2017; Tập 21, Số 1:tr.252-60.
[5] Radloff LS, The CES-D Scale: A self-report depression scale for research in the general population. Applied Psychological Measurement. 1977;1(3):385-401.
[6] Nguyen DT, Dedding C, Pham TT et al., Depression, anxiety, and suicidal ideation among Vietnamese secondary school students and proposed solutions: A cross-sectional study. BMC public health. 2013;13:1195.
[7] Dahlem NW, Zimet GD, Walker RR, The Multidimensional Scale of Perceived Social Support: A confirmation study. Journal of clinical psychology. 1991;47(6):756-61.
[8] Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Nguyễn Thị Kim Tuyến và cộng sự, Rối loạn lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống của những người
nhiễm HIV đang điều trị ARV tại trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2019; Tập 23, Số 2:tr.259-66.
[9] Unnikrishnan B, Jagannath V, Ramapuram JT, Study of Depression and Its Associated Factors among Women Living with HIV/AIDS in Coastal South India. ISRN AIDS. 2012:684972.
[10] Ngô Văn Mạnh, Bùi Thị Hồng Vân, Thực trạng trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Thái Bình. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;Tập 506, Số 2:tr.289-94.
[11] Ngô Tích Linh, Phan Ngọc Bách, Khảo sát tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2016; Tập 20, Số 5:tr.532-6.
[12] Nolan S, Walley AY, Heeren TC et al., HIV-infected individuals who use alcohol and other drugs, and virologic suppression. AIDS care. 2017; 29(9):1129-36.