17. KẾT QUẢ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ KHỚP GỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẬN TAM CHÂM KẾT HỢP BÀI THUỐC TAM TÝ THANG VÀ VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Hồ Minh Như1, Nguyễn Thị Tân2
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kết quả quản lý điều trị bệnh nhân thoái hoá khớp gối bằng phương pháp Cận tam châm kết hợp bài thuốc Tam tý thang và vận động trị liệu tại bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng, so sánh kết quả trước sau điều trị, trên 45 bệnh nhân ≥ 40 tuổi được chẩn đoán xác định thoái hoá khớp gối giai đoạn I, II, III. Trước điều trị bệnh nhân được đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng theo thang điểm VAS, chỉ số WOMAC, tầm vận động khớp gối, sau đó được tiến hành điều trị kết hợp ba phương pháp: Châm cứu theo Cận tam châm, sử dụng bài thuốc Tam tý thang và tập vận động trị liệu. Đánh giá kết quả sau 7 và 15 ngày điều trị.


Kết quả: Bệnh nhân thoái hoá khớp gối sau 15 ngày điều trị, điểm VAS từ 6,08 ±1,54 giảm xuống 1,33 ± 1,37 với hiệu số giảm là -4,75 ± 0,69 (p<0,05); Chỉ số WOMAC tổng trung bình giảm từ 49,58 ± 11,19 xuống còn 12,11 ± 7,71 (p<0,05); ba chỉ số về WOMAC đau, WOMAC cứng khớp và WOMAC vận động đều giảm có ý nghĩa với p<0,05; Tầm vận động khớp gối có hiệu số tăng là 21,86 ± 7,68° (p<0,05). Không ghi nhận các triệu chứng cơ năng không mong muốn trong quá trình điều trị.


Kết luận: Kết quả quản lý điều trị bệnh nhân thoái hoá khớp gối nguyên phát đáp ứng tốt với ba phương pháp điều trị kết hợp gồm: Cận tam châm, bài thuốc Tam tý thang và vận động trị liệu; và an toàn trong quá trình điều trị người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Bay, Bệnh học và điều trị nội khoa, NXB Y học Hà Nội, 2021, 520-535.
[2] Phạm Quang Huy, Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp gối của viên nang “BCH HV””, Luận văn thạc sĩ Y học, học viện Y Dược
học cổ truyền Việt Nam, 2020.
[3] Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược Đại học Huế, Phương tễ 2, NXB Đại học Huế, 2021, 13-25.
[4] Altman R., et al, Development of criteria for the classification and reporting of osteoarthritis: Classification of osteoarthritis of the knee,
Arthritis and Rheumatism, 1986, 29 (8): 1039-1049.
[5] Bliddal H., Christensen R., The treatment and prevention of knee osteoarthritis: A tool for clinical decision- making, Expert Opin Pharmacother, 2009, 10 (11): 1793–1804.
[6] Kevin R. V., Heather K. V., Resistance exercise for knee osteoarthritis, American Academy of Physical Medicine and Rehabilitation, 2012, 4
(5): S45-S52
[7] 飞翔, “神奇的“靳三针””,医疗保健器具, 2006, (12): 30.