46. NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA VIÊN NÉN BẢO ĐƯỜNG CAN PC TRÊN MÔ HÌNH GÂY VIÊM GAN CẤP BẰNG PARACETAMOL THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu độc tính cấp và đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nén Bảo đường can PC trên chuột nhắt trắng chủng Swiss thông qua mô hình gây viêm gan cấp bằng Paracetamol.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu độc tính cấp của sản phẩm nghiên cứu được tiến hành trên chuột nhắt trắng theo đường uống và xác định LD50 theo phương pháp Litchfied-Wilcoxon; đánh giá tác dụng bảo vệ chức năng gan của Bảo đường can PC trên mô hình gây tổn thương gan cấp tính bằng Paracetamol trên chuột nhắt chủng Swiss.
Kết quả: Chuột uống Bảo đường can PC ở mức liều cao nhất có thể không xuất hiện triệu chứng bất thường nào trong 72 giờ sau khi uống sản phẩm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của viên nén Bảo đường can PC ở 2 mức liều 1,44 viên/kg/ngày và 4,32 viên/kg/ngày trên mô hình thực nghiệm gây viêm gan cấp bằng Paracetamol cho thấy xu hướng cải thiện các chỉ số nghiên cứu so với lô mô hình.
Kết luận: Chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng của Bảo đường can PC theo đường uống. Bảo đường can PC không gây biểu hiện độc tính cấp. Bảo đường can PC có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan thực nghiệm bằng Paracetamol.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Độc tính cấp, Bảo đường can PC, bảo vệ gan, Paracetamol, viêm gan cấp, chuột nhắt chủng Swiss
Tài liệu tham khảo
[2] Van den Heuvel, The international validation of a fixed-dose procedure as an alternative to the classical LD50 test. Chem. Toxicol, 1990, 28: 469-482.
[3] Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa, Phan Thị Thu Anh và cộng sự, Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2019, 209-229, 390-409.
[4] Vũ Bằng Đình, Đặng Kim Thanh, Viêm gan virus và những hậu quả, Nhà xuất bản Y học, 2005, 382-400.
[5] Hock FJ, Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays, fourth edition, Springer Reference, 2015.
[6] Mohamad NE, Yeap SK, Beh BK et al, Coconut water vinegar ameliorates recovery of acetaminophen induced liver damage in mice, BMC Complementary and Alternative Medicine, 2018, 18(1), 195.
[7] Gillessen A, Schmidt HHJ, Silymarin as Supportive Treatment in Liver Diseases: A Narrative Review. Adv Ther, 2020, 37(4),1 279-1301.
[8] Muhammad-Azam F, Nur-Fazila SH, Ain-Fatin R et al, Histopathological changes of acetaminophen-induced liver injury and subsequent liver regeneration in BALB/C and ICR mice. Vet World, 2019, 12(11), 1682-1688.
[9] Bruells CS, Duschner P, Marx G et al, Acute liver injury following acetaminophen administration does not activate atrophic pathways in the mouse diaphragm. Sci Rep, 2021, 11, 6302.
[10] Asrani SK, Devarbhavi H, Eaton J et al, Burden of liver diseases in the world, Journal of Hepatology, 2019, 70(1): 151-71.
[11] Thai NP, Van Trung L, Hai NK et al, Protective efficacy of Solanum hainanense Hance during hepatotoxicity in male mice with prolonged and small oral doses of trinitrotoluene, Journal of Occupational Health, 1998, 40(4): 276-8.
[12] Nguyen QV, Eun JB, Antioxidant activity of solvent extracts from Vietnamese medicinal plants, Journal of Medicinal Plants Research, 2011, 5(13): 2798-811.
[13] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2019.
[14] Geethangili M, Ding ST, A Review of the Phytochemistry and Pharmacology of Phyllanthus urinaria L, Frontiers in pharmacology, 2018, 9: 1109.
[15] Nam MK, Choi HR, Cho JS et al, Hepatoprotective effects of Gardenia jasminoides ellis extract in nonalcoholic fatty liver disease induced by a high fat diet in C57BL/6 mice, Natural Product Sciences, 2014, 20(1): 65-70.
[16] Aksu Ö, Altinterim B, Hepatoprotective effects of artichoke (Cynara scolymus), Bilim ve Genclik Dergisi, 2013, 1(2): 44-9.
[17] Niu L, Hou Y, Jiang M et al, The rich pharmacological activities of Magnolia officinalis and secondary effects based on significant intestinal contributions, Journal of Ethnopharmacology, 2021, 281: 114524.
[18] Diep TT, Study on hepatoprotective effect of an extract from Plantago asiatica L, Journal of Medicinal Materials, 2004: 151-6.
[19] Le VTT, Hung DV, Quy BM et al, Hepatoprotective Effect of Millettia dielsiana: In vitro and In Silico Study, Molecules, 2022, 27(24).