39. THỰC TRẠNG LOÉT TỲ ĐÈ CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI ĐƠN VỊ HỒI SỨC NGOẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2024 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Trần Đức Minh1, Vũ Văn Khâm1, Quàng Thị Ngân2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng loét tỳ đè và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến loét tỳ đè tại Đơn vị Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Bạch Mai.


Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu thuần tập, chọn mẫu toàn bộ, sử dụng thang điểm Braden để đánh giá nguy cơ loét tỳ đè trên người bệnh tại Đơn vị Hồi sức Ngoại, Trung tâm Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai.


Kết quả: Trong 170 người bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh loét tỳ đè chiếm 27,6%. Vị trí loét hay gặp nhất là gót chân chiếm 16,5%. Về mức độ loét: độ I chiếm 30,4 %, độ II chiếm 69,6%, không xuất hiện vết loét độ III và độ IV. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về loét tỳ đè và thể trạng với p < 0,05; loét tỳ đè và tình trạng thở máy với p < 0,001. Tỷ lệ loét ở nhóm người bệnh thể trạng trung bình cao hơn nhóm người bệnh có thể trạng gầy và thừa cân. Tỷ lệ nhóm người bệnh có loét thở máy > 7 ngày cao hơn nhóm người bệnh thở máy ≤ 7 ngày.


Kết luận: Tình trạng loét tỳ đè là vấn đề đáng được quan tâm ở các đơn vị hồi sức tích cực. Việc triển khai những biện pháp dự phòng sớm và điều trị kịp thời loét tỳ đè là rất cần thiết, đặc biệt trên các đối tượng người bệnh thở máy, nằm bất động. Cần đánh giá một cách tổng thể về nguy cơ loét tỳ đè để có nhận định khách quan, góp phần hạn chế tình trạng này xuất hiện và tiến triển.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thế Bình, Đánh giá tình hình loét trên người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng và có liệt tủy tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Published online 2004.
[2] Vũ Thị Kim Định, Đào Quang Minh, Khảo sát nguy cơ loét tỳ đè và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nội trú tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn, Published online 2016.
[3] Trương Thanh Phong, Thực trạng loét tỳ đè và một số yếu tố liên quan của người bệnh hôn mê tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Thư viện số Thăng Long, Published online 2021.
[4] Shahin ESM, Dassen T, Halfens RJG, Pressure ulcer prevalence in intensive care patients: a cross-sectional study, J. Eval Clin Pract., 2008, 14(4): 563-568, doi:10. 1111/j.1365-2753.2007.00918.x.