28. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH LÂM ĐỒNG, NĂM 2024

Lê Hằng Cẩm Thúy1, Nguyễn Đức Trọng2
1 Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng và Trường Cao đẳng Đà Lạt, năm 2024; và phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 306 sinh viên từ tháng
1-6 năm 2024 (66 sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, 240 sinh viên Trường Cao đẳng Đà Lạt). Công cụ thu thập dữ liệu định lượng là bộ câu hỏi cấu trúc soạn sẵn, được xây dựng dựa trên thang đo AUDIT là thang đo do Tổ chức Y tế thế giới phê chuẩn và giới thiệu.


Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 20,6 ± 3,4, với tỷ lệ sinh viên nữ là chủ yếu (77,8%). Tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia ở mức có hại là 28,5%. Khả năng sử dụng rượu bia mức có hại cao hơn ở nhóm sinh viên có người trong gia đình sử dụng rượu bia với OR = 3,0; 95%CI = 2,0-6,0; mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chưa có mối liên quan giữa đặc điểm chung, yếu tố bạn bè sử dụng rượu bia với tỷ lệ sử dụng rượu bia ở mức có hại của đối tượng nghiên cứu
(p > 0,05).


Kết luận: Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong nam sinh viên còn cao. Yếu tố gia đình có người sử dụng rượu bia có liên quan đến thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ritchie H, Roser M, Alcohol consumption, Our world in data, 2023.
[2] Rumgay H et al, Global burden of cancer in 2020 attributable to alcohol consumption: a population-based study, The Lancet Oncology, 2021, 22(8), 1071-1080.
[3] Glantz MD et al, The epidemiology of alcohol use disorders cross-nationally: findings from the World Mental Health Surveys, Addictive behaviors, 2020, 102: pp. 106-128.
[4] Nguyễn Văn Lượt, Phí Thị Thái Hà, Hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ của thanh thiếu niên, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2015, 31(5).
[5] Hoàng Thị Phượng, Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, 2009.
[6] Garcia Carretero MA et al, Validation of the Alcohol Use Disorders Identification Test in university students: AUDIT and AUDIT-C, Adicciones, 2016, 28(4).
[7] Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Kiến thức, thái độ, hành vi uống rượu bia của sinh viên đa khoa hệ dài hạn Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2015, Tạp chí Y học dự phòng, 2015, 11(171) , 29.
[8] Thomas F et al, The alcohol use disorders identification test, guidelines for use in primary care, in World Health Organization, Department of Mental Health, 2001.
[9] Phạm Bích Diệp, Phạm Thu Hà, Yếu tố liên quan đến ý định uống rượu bia của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu y học, 2021, 144(8), 110-118.
[10] Cao Thị Vân, Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long, 2020.
[11] Vũ Thị Quý, Lại Thị Minh Hằng, Hoàng Thị Hải Yến, Kiến thức, thực hành về sử dụng rượu bia, cà phê của sinh viên năm cuối hệ cử nhân Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023, Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, 2023, 6.
[12] Lê Thị Diễm Trinh và CS, Tỷ lệ lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở nam giới trong độ tuổi 18-60 tại thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, tập 521, số 2, tr. 238-243.
[13] Dorji T et al, Factors associated with different forms of alcohol use behaviors among college students in Bhutan: a cross-sectional study, Substance abuse treatment, prevention, policy, 2020, 15: 1-8.
[14] LaBrie JW et al, Family history of alcohol abuse associated with problematic drinking among college students, Addictive behaviors, 2010, 35(7), 721-725.
[15] Merianos AL et al, Impact of perceived risk and friend influence on alcohol and marijuana use among students, 2017, 33(6), 446-455.