26. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI MẠN TÍNH BẰNG LASER NỘI TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

Nguyễn Đình Hùng1, Phan Thị Nghĩa1, Phan Tấn Quang1, Bùi Minh Hòa1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 


Đặt vấn đề: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý phổ biến. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã tiến hành điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng LASER nội mạch lần đầu tiên vào tháng 11/2019. Cho đến nay phương pháp điều trị này đã dần phổ biến hơn.


Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm (sau 4 tuần) điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng LASER nội tĩnh mạch.           


Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu có can thiệp. Nghiên cứu thực hiện trong 18 tháng (5/2022-10/2023). Các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới đủ tiêu chuẩn lựa chọn được can thiệp điều trị bằng LASER nội tĩnh mạch hiển. Đánh giá kết quả sau 4 tuần qua thăm khám lâm sàng đánh giá sự cải thiện triệu chứng và siêu âm Doppler tĩnh mạch đánh giá hiệu quả tắc mạch và biến chứng điều trị.


Kết quả nghiên cứu: Trung vị chiều dài của đoạn tĩnh mạch hiển lớn được làm LASER nội mạch là 42 cm. Chiều dài đoạn tĩnh mạch hiển bé được làm LASER là 18 cm. Năng lượng LASER trung bình được sử dụng trong nghiên cứu cho điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn là 61,99 ± 5,63 J/cm, cho tĩnh mạch hiển bé là 68,3 J/cm. Thay đổi phân độ lâm sàng CEAP-C sau LASER nội mạch: CEAP-C2 giảm từ 61,8% còn 14,7%; CEAP-C3 giảm từ 11,8% còn 0%; CEAP-C4a giảm từ 14,7% còn 5,9%; CEAP-C4c giảm từ 11,8% còn 2,9%. Trung vị điểm VCSS sau can thiệp giảm 3 điểm so với trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đường kính tĩnh mạch sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (từ 5,86 mm trước can thiệp giảm xuống còn 3 mm sau can  thiệp). Sau can thiệp, tất cả các tĩnh mạch hiển được LASER nội mạch đều tắc hoàn toàn và không còn dòng chảy. Biến chứng thường gặp nhất sau can thiệp LASER nội tĩnh mạch là đau dọc đường đi tĩnh mạch (88,2%) và bầm tím dọc đường đi đoạn tĩnh mạch được làm LASER (67,6%). Các biến chứng này thường nhẹ và chóng hồi phục.


Kết luận: LASER nội tĩnh mạch là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, thẩm mỹ cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Hoài Ân, Nguyễn Thị Cẩm Vân và CS, Đánh giá kết quả điều trị LASER nội tĩnh mạch trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới tại Bệnh viện Trung ương Huế với LASER bán dẫn bước sóng 1470 NM, Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 2016, 12, tr. 19-24.
[2] Nguyễn Trung Anh, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính của phương pháp gây xơ bằng thuốc và LASER nội tĩnh mạch, Luận án tiến sỹ y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, 2017.
[3] Bộ Y tế, Điều trị suy tĩnh mạch bằng LASER nội mạch, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tim mạch, 2014, tr. 242-245.
[4] Hồ Khánh Đức, Đinh Hoài Thanh và CS, Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp LASER nội tĩnh mạch: kết quả sau 2 năm theo dõi, Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 2014, tr. 12-20.
[5] Lê Nguyễn Quyền, Trịnh Quốc Minh, Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng LASER nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Trưng Vương, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tập 22, số 6, tr. 55-60.
[6] Cao Văn Thịnh, Dương Văn Mười Một, Kết quả bước đầu điều trị suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới bằng LASER nội tĩnh mạch tại Bệnh viện nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 2014, số 8, tr. 45-52.
[7] Eberhardt Robert T, Raffetto Joseph D, Chronic venous insufficiency, Circulation, 2014, 130(4), pp. 333-346.
[8] Ravi Rajagopalan, Trayler Edwina A et al, Endovenous thermal ablation of superficial venous insufficiency of the lower extremity: single-center experience with 3000 limbs treated in a 7-year period, Journal of Endovascular Therapy, 2009, 16(4), pp. 500-505.
[9] Vähäaho S, Mahmoud O et al, Randomized clinical trial of mechanochemical and endovenous thermal ablation of great saphenous varicose veins, Journal of British Surgery, 2019, 106(5), pp. 548-554.
[10] Van den Bos Renate, Arends Lidia et al, Endovenous therapies of lower extremity varicosities: a meta-analysis, Journal of vascular Surgery, 2009, 49(1), pp. 230-239.
[11] Wittens Cees, Davies AH et al, Editor's choice-management of chronic venous disease: clinical practice guidelines of the European Society for Vascular Surgery (ESVS), European Journal of Vascular and Endovascular Surgery, 2015, 49(6), pp. 678-737.