24. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TRONG MỔ LẤY THAI BẰNG THẮT ĐỘNG MẠCH TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Hiền1,2, Vũ Văn Du2,3
1 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị chảy máu trong mổ lấy thai bằng thắt động mạch tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu số liệu dựa vào bệnh án của 250 sản phụ được thắt động mạch tử cung để điều trị cầm máu trong mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2023.


Kết quả: Thắt động mạch tử cung cho hiệu quả thành công cao đối với các trường hợp chảy máu sau đẻ trong mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (87,6%). Tuổi của sản phụ, tình trạng phải truyền máu và truyền dung dịch cao phân tử có liên quan tới tỷ lệ thành công của thủ thuật.


Kết luận: Có thể áp dụng rộng rãi phương pháp thắt động mạch tử cung để cầm máu trong mổ lấy thai. Cần lưu ý đánh giá các đặc điểm của sản phụ cũng như phổ biến và nâng cao kỹ thuật cho các phẫu thuật viên để bảo đảm đạt được kết quả điều trị tối ưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đức Vy, Tình hình chảy máu sau đẻ tại Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ, trẻ sơ sinh trong 6 năm 1996-2001, Tạp chí Thông tin Y học, 2002.
[2] Nguyễn Thị Hải, Nghiên cứu chảy máu sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, 7/2004-6/2007, Trường Đại học Y Hà Nội.
[3] Trần Chân Hà, Nghiên cứu tình hình chảy máu sau đẻ tại Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ, trẻ sơ sinh 1996-2000, Trường Đại học Y Hà Nội, 2001.
[4] Lê Công Tước, Đánh giá hiệu quả của phương pháp thắt động mạch tử cung trong điều trị cầm máu sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 2000-2004, Trường Đại học Y Hà Nội, 2005.
[5] Võ Thị Mỹ Dung, Trương Quang Vinh, Nghiên cứu các nguyên nhân băng huyết sau sinh và kết quả điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Tạp chí Phụ sản, 2022, 20 (4).
[6] Gesteland K, Oshiro B, Henry, Rates of placenta previa and placenta abruption in women deliveried only vaginally or only by cearean section, J. Soc Gynecol Invest, 2004, 11 (208A).
[7] Hà Thị Thanh Loan, Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp thắt động mặt tử cung trong sản khoa tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2013-2014, Trường Đại học Y Hà Nội, 2015.
[8] O'Leary JL, O'Leary JA, Uterine Artery Ligation for Control of Post-Cesarean Section Hemorrhage, Obstetrics & Gynecology, 1974, 43, pp. 849-853.
[9] Nguyễn Đắc Ngọc, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ và kết quả xử trí chảy máu sớm sau sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Tạp chí Y Dược Huế, 2008.