20. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LÀO CAI NĂM 2023

Nguyễn Thanh Thảo1, Vũ Thị Huyền2, Lê Thị Thanh Xuân1, Nguyễn Ngọc Anh1, Phạm Thị Quân1, Phạm Thị Mai Hương1, Nguyễn Quốc Doanh1, Đỗ Ngân Giang2, Nguyễn Thị Ninh2, Nguyễn Xuân Phúc2
1 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai năm 2023.


Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố vật lý, yếu tố lý hóa (bụi), hơi khí độc, tâm sinh lý lao động và ecgonomi vị trí lao động.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên báo cáo quan trắc môi trường lao động của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai năm 2023.


Kết quả: 100% vị trí đo vi khí hậu và tiếng ồn đạt tiêu chuẩn cho phép, 55% vị trí đo có chỉ số ánh sáng không bảo đảm. Các mẫu đo hơi khí độc, mẫu đo bụi đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Gánh nặng thần kinh tâm lý ở nhân viên y tế phần lớn không căng thẳng hoặc căng thẳng mức độ trung bình. Có 12/66 vị trí đo kích thước cơ bản vị trí lao động không đạt tiêu chuẩn.


Kết luận: Mặc dù môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai năm 2023 được đánh giá chung là tốt, song vẫn tồn tại một số khía cạnh cần được cải thiện để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lugah V, Ganesh B, Darus A, Retneswari M, Rosnawati MR, Sujatha D, Training of occupational safety and health: knowledge among healthcare professionals in Malaysia, Singapore Med. J., 2010, 51(7), 586-592.
[2] Bộ Y tế, Phòng chống bệnh nghề nghiệp trong nhân viên y tế, 2022, https://moh. gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep /thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQs FUZRw4q/content/phong-chong-benh-nghe -nghiep-trong-nhan-vien-y-te?inheritRedirect =false.
[3] Nguyễn Thúy Quỳnh, Phan Thị Thúy Trinh, Trần Nhật Linh và cộng sự, Thực trạng các yếu tố liên quan đến thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế, Tạp chí Y học thực hành, 2013, 7, 37-43.
[4] Nguyễn Thu Hà, Trần Văn Đạt và cộng sự, Đề xuất giải pháp cải thiện ecgonomi cho vị trí lao động trong phòng thí nghiệm, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 514, 131-137.
[5] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Lịch sử hình thành, https://bvdklaocai.vn/lich-su-hinh-thanh/, truy cập ngày 30/6/2024.
[6] Bùi Thị Lệ Uyên, Nghiên cứu thực trạng và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật ở nhân viên y tế tại thành phố Cần Thơ và đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ sức khỏe nghề nghiệp, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, 2019.
[7] Phạm Thị Quân và cộng sự, Thực trạng môi trường lao động tại nơi làm việc ở một số nhà máy của Tổng Công ty Gang thép Thái Nguyên, năm 2019, Tạp chí Y học dự phòng, 2020, 30 (4 phụ bản, 183-1879), doi:10.51403/0868-2836/2020/236.
[8] Trần Thị Thúy Hà và cộng sự, Thực trạng điều kiện môi trường lao động tại Nhà máy Đóng tàu Phà Rừng năm 2009, Tạp chí Nghiên cứu y học, 2009, 482 (2), 64-72.
[9] Trần Hữu Nghĩa, Nghiên cứu thực trạng môi trường lao động, tình trạng sức khỏe công nhân tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2020-2021, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2021, 43, 146-153.
[10] Hoàng Thị Giang và cộng sự, Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân ngành may tại Công ty TNHH HAIVINA Kim Liên, Nghệ An năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 503(1), 126-132.