9. SỰ CẢI TIẾN VÀ PHONG PHÚ CỦA NHĨ CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ

Hồ Thị Hiền1, Nguyễn Trung Nghĩa1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu sâu hơn, đánh giá khách quan hơn tác dụng của nhĩ châm cũng như phát triển các phương pháp mới phối hợp với nhĩ châm trong điều trị các bệnh mạn tính. Chúng tôi tổng kết các nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới trong những năm gần đây.


Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng quan hệ thống.


Kết luận: Việc phát hiện, sáng tạo và kết hợp các phương pháp mới của nhĩ châm trong điều trị mất ngủ trong những năm gần đây có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân. Các phương pháp vừa hiệu quả vừa an toàn, dễ tiến hành mà hiệu quả cao. Đó là những ưu thế vô cùng tuyệt vời của nhĩ châm, góp phần nâng cao vị thế của y học cổ truyền trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Hữu Trác, Hải thượng Y tông tâm lĩnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2008.
[2] Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, Nội kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2018.
[3] Chu Quốc Trường, Đặt viên từ nhân tạo trên các huyệt vị loa tai điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ và béo phì, Tạp chí Y học quân sự, tr. 26-31.
[4] Nguyễn Trọng Lưu, Từ trường với cơ thể sống và ứng dụng từ trường trong y học, Tạp chí Thông tin y dược, 2008, tr. 11-15.
[5] Nguyễn Thị Phương Chi, Nghiên cứu tác dụng của từ trường nhân tạo đối với tác dụng phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2009.
[6] Chyi Lo, Nghiên cứu tác dụng của viên từ nhân tạo trên bệnh nhân mất ngủ, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Thiên Tân, 2013.
[7] Nguyễn Đình Phát, Đánh giá hiệu quả của từ nhĩ châm điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, 2016.
[8] Đoàn Văn Minh, Đánh giá tác dụng của điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2009.
[9] Đỗ Như Dần, Đánh giá tác dụng của điện nhĩ châm trong điều trị mất ngủ do tâm tỳ khuy tổn, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, 2011.
[10] Trần Thị Liên, Nghiên cứu tác dụng của điện nhĩ châm điều trị mất ngủ thể tâm thận bất giao, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, 2015.
[11] Trần Minh Quang, Đánh giá tác dụng của châm loa tai huyệt Thần môn, Giao cảm trên bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, Tạp chí Y học thực hành, 2014, số 68, tr. 60-68.
[12] Châu Á Tân, Đánh giá tác dụng của Vương bất lưu hành điều trị mất ngủ, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Trung Y Dược Thiên Tân, Trung Quốc, 2012.
[13] Chu Hồng Phương, Khảo sát tác dụng điều trị của hạt Bạch giới tử trong điều trị mất ngủ, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Trung Y Dược Thiên Tân, Trung Quốc, 2014.
[14] Chu Hâm, Đánh giá tác dụng của nhĩ huyệt điều trị rối loạn lo âu, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Trung Y Dược Thiên Tân, Trung Quốc, 2016.
[15] Nguyễn Trường Nam, Đánh giá tác dụng của phương pháp dán hạt thuốc Vương bất lưu hành trên công thức huyệt NADA trong điều trị chứng thất miên theo y học cổ truyền, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2022.
[16] Nguyễn Đức Minh, Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm huyệt Nội quan, Thái xung trong điều trị rối loạn giấc ngủ thể can đởm hỏa vượng, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2018, tập 13, số 2.
[17] Phùng Đức Đạt, Nghiên cứu nhĩ châm kết hợp thở 4 thì để điều trị mất ngủ không thực tổn, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.