6. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy thận và nhận xét tình hình hiệu chỉnh liều kháng sinh trên bệnh nhân suy thận tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 55 bệnh nhân suy thận có sử dụng kháng sinh tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ ngày 1/1/2024 đến ngày 1/4/2024.
Kết quả nghiên cứu: Nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 83,6%. Nhiễm khuẩn hô hấp chiếm 79,9%. Creatinin trung bình của mẫu nghiên cứu là 263,27 ± 173,62 µmol/L, chỉ số bạch cầu trung bình là 14,20 ± 5,76 G/L. Cấy vi khuẩn cho kết quả dương tính 16,4%; trong các mẫu định danh vi khuẩn, Acinetobacter baumanii là loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (55,6%). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh phối hợp, đơn độc khởi đầu lần lượt là 58,2% và 41,8%. Betalactam, Quinolon là 2 nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất và cặp phối hợp Betalactam cùng Quinolon được sử dụng thường xuyên nhất. Truyền tĩnh mạch là đường dùng thuốc chính (100%). 78,2% bệnh nhân suy thận trong mẫu nghiên cứu được hiệu chỉnh liều phù hợp. 7/13 kháng sinh được hiệu chỉnh phù hợp 100%. Thời gian sử dụng kháng sinh ttrung bình là 6,05 ± 2,09 ngày.
Kết luận: Bệnh nhân mắc suy thận nhập khoa hồi sức tích cực đa số là người cao tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp cao. Kháng sinh được dùng ở tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Việc hiệu chỉnh liều kháng sinh trên bệnh nhân suy thận là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.