ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN CẢM XÚC Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Động kinh là bệnh lý mạn tính phổ biến do tổn thương ở não gây nên. Bản chất của động kinh là sự phóng lực bất thường đột ngột quá mức của các tế bào thần kinh. Rối loạn cảm xúc rất thường gặp ở bệnh nhân động kinh, không chỉ làm giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn tạo ra nguy cơ tử vong bằng cách tự sát. Việc tìm hiểu rối loạn này trên bệnh nhân động kinh nhằm nhận biết, chẩn đoán và điều trị, tiên lượng người bệnh được tốt hơn. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở bênh nhân động kinh điều tri ngoại trú. Đối tượng: 80 bệnh nhân động kinh chẩn đoán rối loạn cảm xúc theo tiêu chuẩn của bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10). Phương pháp: Nghiên cứu là mô tả lâm sàng. Thời gian nghiên cứu từ 03/2020 đến hết 10/2020, nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương. Kết quả: Trong 80 bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi trung bình của nhóm là 39 ±15,012, nam chiếm 56,2%, nữ chiếm 43,8% . Động kinh cục bộ toàn thể hóa 48,1%, động kinh toàn thể 25,3%, động kinh cục bộ 13,9% và động kinh phức tạp 12,7%. Rối loạn khí sắc (loạn khí sắc, bùng nổ, cáu gắt) 43,8%, trầm cảm 25%, lo âu 12,5%. Các triệu chứng trầm cảm khí sắc trầm 26,2%, mất quan tâm thích thú 22,5%, giảm năng lượng dễ mệt mỏi 20%, rối loạn giấc ngủ 50%, giảm tập trung chú ý 43,8%. Các triệu chứng lo âu căng thẳng mệt mỏi 41,2%, mất kiềm chế dễ nổi cáu 38,8%. Khí sắc dai dẳng hay cáu gắt 21,2%, cảm xúc bùng nổ 16,2%. Kết luận: Rối loạn cảm xúc ở bênh nhân động kinh gặp nhiều là các rối loạn khí sắc dai dẳng cáu gắt, cảm xúc bùng nổ. Trầm cảm chủ yếu khí sắc trầm mất quan tâm thích thú, rối loạn giấc ngủ và giảm tập trung chú ý. Lo âu chủ yếu là căng thẳng mệt mỏi sau đó là mất kiềm chế dễ nổi cáu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn cảm xúc, động kinh.
Tài liệu tham khảo
y, 2001: p. 52- 114.
2. Baker GA; JacobyA; Buck D., “Quality of life of people with epilepsy”. European study, 1997. 38(3): p. 3553-
3562.
3. Amir Shabani, Behnoosh Dashti .,et al .,“ Frequency of psychiatric Commorbidities in an iranian sample” Ivan
J Psychiatry, 2006, 1.pp 148-152.
4. Jones JE, Herman BP., et al .,“Screening for major depresstionin epilepsy with common self- report depression
Inventories”. Epilepsia , 2005. 46(5).pp 731-735
5. Victoroff ., et al .,“ Depression in complex partial seizures, EEG and metabolic correlates. Arch Neuro,1994.
51(2). Pp 155-63
6. Yeni, K., et al., “Relationships between knowledge, attitudes, stigma, anxiety and depression, and quality of life
in epilepsy: A structural equation modeling”. Epilepsy & behavior : E&B, 2018. 85: p. 212-217.
7. Mendez MF et al., “ Depression in epilepsy: Significance and phenomenology” Arch Neurol, 1986. 43,pp.
766-70