30. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: HIV/AIDS là một đại dịch toàn cầu. Trên thế giới, từ khi có thuốc ARV, tỉ lệ các bệnh lí không phải giai đoạn AIDS đang tăng ở bệnh nhân HIV, còn các bệnh lý giai đoạn AIDS đang có xu hướng giảm.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết cục ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu hàng loạt ca HIV nhập viện tại khoa nhiễm E bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh từ 01/01/2021 đến 31/05/2021.
Kết quả: Có 203 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 5/1, 56,2% bệnh nhân tuổi từ 31- 50, 46,3% suy dinh dưỡng (46,3%). 62,3% bệnh nhân chẩn đoán HIV < 6 tháng, 74,4% có TCD4+ <200 tế bào/mm3, 29,4% không tuân thủ điều trị. Tỷ lệ tử vong là 11,8%. Sốt là triệu chứng thường gặp nhất (57,1%). Bệnh không liên quan giai đoạn AIDS đa dạng, thường gặp gồm nhiễm trùng (36,9%), nấm miệng (19,2%), lao phổi (17,3%).Trong các bệnh lý cơ hội giai đoạn AIDS thì viêm phổi do Pneumocystis jirovecii chiếm tỉ lệ cao nhất (43,2%), lao ngoài phổi đứng thứ 2 (24%).
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do bệnh cơ hội liên quan HIV/AIDS còn cao. Tăng tỷ lệ nhập viện do bệnh không liên quan giai đoạn AIDS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV, AIDS, ARV, nhiễm trùng cơ hội
Tài liệu tham khảo
[2] Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. Báo cáo tổng kết công tác Phòng, chống HIV/AIDS năm 2020. 2021.
[3] Nhiên NT. Chương trình mục tiêu quốc gia Cổng thông tin Bộ Y tế Bộ Y tế; 2020 [Available from: Https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieuquoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/viet-nam-la-1-trong-4-quoc-gia-cochat-luong-ieu-tri-hiv-aids-tot-nhat-the-gioi.
[4] Palella Jr FJ, Delaney KM, Moorman AC et al. Declining morbidity and mortality among patients with advanced human immunodeficiency
virus infection. New England Journal of Medicine. 1998;338(13):853-60.
[5] Krishnaratne S, Hensen B, Cordes J et al., Interventions to strengthen the HIV prevention cascade: A systematic review of reviews. Lancet HIV. 2016;3(7):e307-17.
[6] Costa JO, Ceccato M, Silveira MR et al., Effectiveness of antiretroviral therapy in the single-tablet regimen era. Rev Saude Publica. 2018;52:87.
[7] Our World in Data. Prevalence, new cases and deaths from HIV/AIDS, World, 1990 to 2017 [Available from: Https://ourworldindata.org/grapher/deaths-and-new-cases-of-hiv?country=~OWID_WRL.
[8] UNAIDS. Global HIV & AIDS statistics — Fact sheet 2020 [Available from: Https://www.unaids.org/en/resources/fact-sheet.
[9] UNAIDS. UNAIDS DATA 2021 2021 [Available from: Https://www.unaids.org/en/resources/documents/2021/2021_unaids_data.
[10] Hoàng TM. Hạ natri máu trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 2016;1:312-8.
[11] Tùng NLN. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm trùng huyết trên bệnh nhân người lớn nhiễm HIV/AIDS tại BV Bệnh NHiệt Đới
TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Nhiễm, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2006.
[12] Boniphace I, Omari M, Susan Fred R, Ferdinand M, Marcel T. HIV/AIDS Clinical Manifestations and their Implication for Patient Clinical Staging in Resource Limited Settings in Tanzania. Open AIDS J. 2011;5:9-16.
[13] Grinsztejn B, Luz PM, Pacheco AG, Santos DV, Velasque L, Moreira RI, et al. Changing mortality profile among HIV-infected patients in Rio
de Janeiro, Brazil: Shifting from AIDS to nonAIDS related conditions in the HAART era. PLoS One. 2013;8(4):e59768.
[14] Hasse B, Bernasconi E, Furrer H, Eyer MM, Kovari H. [HIV-associated non-AIDS conditions]. Ther Umsch. 2014;71(8):483-9.