25. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU VÀ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG VIÊM QUANH KHỚP VAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP BẤM HUYỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân VQKV và đánh giá hiệu quả giảm đau, phục hồi vận động khớp vai ở bệnh nhân VQKV bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt tại khoa YHCT bệnh viện Lê Văn Việt thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là VQKV, có đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, đồng ý tham gia nghiên cứu, điều trị tại khoa YHCT bệnh viện Lê Văn Việt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2021 đến 4/2022. Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 56,7 ± 12,4, trong đó độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 39,2%. Nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới, với 60,8% nữ và 39,2% nam. Điểm đau trung bình theo QDSA sau 7 ngày điều trị giảm còn 27,96 ± 3,89, sau 14 ngày điều trị giảm còn 17,12 ± 3,78. Điểm đau trung bình theo VAS sau 7 ngày điều trị giảm còn 5,25 ± 0,98, sau 14 ngày điều trị giảm còn 2,71 ± 0,57. Tầm hoạt động gập vai, tầm hoạt động dang vai, tầm hoạt động xoay trong, tầm hoạt động xoay ngoài đều cải thiện. Thực hiện chức năng cơ bản của bệnh nhân cải thiện. Sau 14 ngày điều trị, nhóm giới hạn nhẹ chiếm 66,7%, nhóm giới hạn trung bình chiếm 31,4%, không có bệnh nhân giới hạn nặng vận động khớp vai khi thực hiện chức năng cơ bản.
Kết luận: Điều trị VQKV bằng phương pháp xoa bóp đem lại hiệu quả giảm đau, cải thiện tầm vận động khớp vai, cải thiện mức độ hạn chế trong thực hiện chức năng sinh hoạt hàng ngày rõ rệt, chưa thấy có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng. Vì vậy, phương pháp xoa bóp nên được phổ biến và áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương để thuận lợi cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vận động, bấm huyệt, xoa bóp
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản y học, 2016, trang 154-158.
[3] Dư Ngọc Long, Võ Thị Kim Anh. Sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại trạm y tế phường 9 quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học cộng đồng, 2019, 6: 74-76.
[4] Hà Hoàng Kiệm, Trần Đăng Đức, Hoàng Tiến Ưng & cs, Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng bằng kỹ thuật kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai. Tạp chí Y dược học quân sự, 2017, số 4 năm 2018: 146.
[5] Ngô Thị Tuyết Hương, Tạ Văn Trầm, Lê Hoàng Hạnh, Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng bệnh viêm quanh khớp vai tại khoa Phục hồi
chức năng bệnh viện đa khoa Tiền Giang. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2015, phụ bản tập 19 năm 2015:167,168,169.
[6] Lý Chung Huy, Nguyễn Thái Dương, Lê Trung Nam & cs, Hiệu quả giảm đau của quang châm laser kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay tại bệnh viện quận 2. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2019, phụ bản tập 23 số 2, 2019: 116,118.
[7] Diederik CB, Pim AJL, Jeroen JNA et al., Massage therapy has short-term benefits for people with common musculoskeletal disorders compared to no treatment: A systematic review. Journal of physiotherapy, 2015, 158: 2
[8] Mai Thế Hiệp. Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần của thuốc đắp HV kết hợp điện châm. Học viện y dược cổ truyền Việt Nam, 2021, trang 45
[9] Lê Huy Dũng. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 tesla trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương. Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng, 2020