23. KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHẠY VÀ KHÁNG KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN, VIÊM PHỔI THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2020 - 2023

Trần Nguyễn Ái Thanh1
1 Bệnh viện thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng nhạy và kháng kháng sinh ở bệnh nhân VPBV và VPTM tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức.


Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên tất cả bệnh nhân VPBV và VPTM từ 1/1/2020 đến 31/11/2023, có kết quả cấy đàm dương tính và viêm phổi xuất hiện sau 48 giờ nhập viện hoặc sau 48 giờ thông khí cơ học.


Kết quả: Trong 1446 mẫu được cấy, có 94 bệnh nhân được xác định mắc VPBV và VPTM, với tỷ lệ tử vong là 48,9%. Các chủng vi khuẩn phổ biến nhất gồm A.baumanii (30,8%), Klebsiella pneumonia (22,3%) và P.aeruginosa (10,6%). Tỷ lệ nhạy với Cefoperazone/Sulbactam ở A.baumanii là 61,5%, trong khi tỷ lệ nhạy với Imipenem và Amikacin lần lượt là 15,3% và 7,7%. Các chủng Acinetobacter spp cho thấy nhạy hoàn toàn với Cefoperazone/Sulbactam (100%).


Kết luận: Cần cập nhật thường xuyên dữ liệu vi sinh là cần thiết để lựa chọn kháng sinh hiệu quả trong điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Choi MH, Kim D, Lee KH et al., Changes in the prevalence of pathogens causing hospital-acquired bacterial pneumonia and the impact of their antimicrobial resistance patterns on clinical outcomes: A propensity-score-matched study. International journal of antimicrobial agents. 2023 Sep;62(3):106886.
[2] Kalil AC, Metersky ML, Klompas M et al., Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator-associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clinical infectious diseases : An official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2016 Sep 1;63(5):e61-e111.
[3] Hoàng Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Phan Uyển Nhi. Khảo sát tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây Viêm
phổi thường gặp tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 2023;58.
[4] Feng DY, Zhou YQ, Zou XL et al., Differences in microbial etiology between hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia: A single-center retrospective study in Guang Zhou. Infect Drug Resist. 2019;12:993-1000.
[5] Abdalla JS, Albarrak M, Alhasawi A et al., Narrative Review of the Epidemiology of Hospital-Acquired Pneumonia and Ventilator-Associated Pneumonia in Gulf Cooperation Council Countries. Infectious diseases and therapy, 2023 Jul;12(7):1741-73.
[6] Phu VD, Wertheim HF, Larsson M et al., Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units. PloS one, 2016;11(1):e0147544.
[7] Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thị Mai Anh. Ðặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM 2015. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2016;20(2):198-203.
[8] Vo PMT, Duong TTV, Nguyen T et al., The Impact of Risk Factors on Treatment Outcomes of Nosocomial Pneumonia Due to Gram-Negative
Bacteria in the Intensive Care Unit. Pulm Ther, 2021 Dec;7(2):563-74.
[9] Lâm Nguyệt Anh, Phạm Thành Suôl, Mã Nhơn Khiêm. Đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 2020;29(103).
[10] Ngô Thế Hoàng, Quế Lan Hương, Nguyễn Bá Lương. Tính kháng thuốc của Klebsiella pneumoniae trong viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2012;16(1).