14. TỶ LỆ TIÊM VẮC-XIN RUBELLA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ phụ nữ mang thai (PNMT) đã tiêm ngừa vắc-xin Rubella và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh từ tháng 03/2024 – 04/2024. Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Thông tin thu thập được bằng phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Phân tích số liệu bao gồm thống kê mô tả số liệu bằng tần số, tỷ lệ phần trăm (%). Thống kê phân tích bằng phép kiểm chi bình phương và Fisher để xác định các yếu tố liên quan đến việc tiêm ngừa Rubella ở phụ nữ mang thai.
Kết quả: Trong 253 PNMT tham gia vào nghiên cứu, tỷ lệ PNMT đã tiêm ngừa vắc-xin Rubella là 35,2%, tỷ lệ PNMT có kiến thức về bệnh và vắc-xin Rubella lần lượt là 52,2% và 60,5%. Tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình hình kinh tế gia đình, nghề nghiệp, số con hiện có, kiến thức về bệnh và vắc-xin Rubella đến việc tiêm ngừa Rubella trước khi mang thai ở PNMT (p < 0,05).
Kết luận: Tỷ lệ PNMT đã tiêm ngừa vắc-xin Rubella vẫn còn thấp. Nhiều kiến thức chưa đúng về bệnh và vắc-xin Rubella được tìm thấy. Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và khuyến khích việc tiêm ngừa Rubella trước khi mang thai đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản và phụ nữ có dự định mang thai nhằm nâng cao độ bao phủ vắc-xin để phòng ngừa bệnh ở phụ nữ mang thai và hội dứng Rubella bẩm sinh ở trẻ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản, tiêm ngừa Rubella, hội chứng Rubella bẩm sinh, kiến thức
Tài liệu tham khảo
[2] World Health Organization. Rubella. Accessed May 22, 2024. https://www.who.int/news-room/ fact-sheets/detail/rubella
[3] Lê Trung Quân, Hầu Văn Nam, Tôn Thất Hiền và cộng sự. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống Rubella của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại thành phố Huế năm 2013 và các yếu tố liên quan. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương, 2015, Hà Nội, trang 92 - 94.
[4] Đỗ Thị Thanh Toàn, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự. Rubella Vaccination Coverage Among Women of Childbearing Age
in Vietnam. Int J Environ Res Public Health, 2019 Jan;16(10):1741.
[5] Đỗ Minh Trí, Thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh rubella của phụ nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại huyện Ba vì Hà
Nội, 2016 - 2018. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y dược Hà Nội, 2020.
[6] Phùng Phương Nha, Hồ Thị Thanh Thảo, Trần Văn Quốc Cường và cộng sự. Thực trạng và mong muốn tiêm vắc xin trước khi mang thai của phụ nữ đã kết hôn tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020. Tạp Chí Y Học Dự Phòng, 2023;33(6):209–216.
[7] Okonko BJ, Cookey TI, Okonko IO et al., Prevalence of Rubella IgG Antibodies among Pregnant Women in Rivers State, Nigeria. J Adv Med Med Res, 2020 Jun 13;49–58.
[8] Iwata A, Kurasawa K, Kubota K et al., Factors Predicting Rubella Vaccination and Antibody in Pregnant Women in Japan: A Report from Pregnant Women Health Initiative. Vaccines, 2022 May;10(5):638.
[9] Hamza Ibrahim Mohamed W. Educational Program about Rubella among Pregnant Women Attending Antenatal Clinic in Women’s Health
Hospital, Assiut University, Egypt. J Nurs Educ Pract, 2018 Aug 15;8:111.