47. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E NĂM 2023-2024

Tạ Thị Như Quỳnh1, Phan Thảo Nguyên1, Nguyễn Quang Dũng2
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thông tin chung: Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E hiện là một trong những cơ sở đi đầu trong lĩnh vực điều trị tim mạch. Hàng năm trung tâm khám và điều trị hàng nghìn người bệnh từ khắp cả nước, trong đó bệnh lý suy tim chiếm số lượng không nhỏ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố liên quan của người bệnh suy tim tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E năm 2023-2024.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 người bệnh suy tim nội trú trong độ tuổi từ 18 đến 65. Biến số nghiên cứu bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nồng độ albumin huyết thanh, phân độ suy tim theo NYHA, cân nặng, chiều cao; và tình trạng dinh dưỡng được đánh giá qua BMI và SGA.


Kết quả: 49,1% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ và vừa (SGA-B) và 8,2% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng (SGA-C), trong khi 42,7% không có nguy cơ suy dinh dưỡng (SGA-A). Tỷ lệ người bệnh gầy là 20%, thừa cân 21,8%, và béo phì 7,3% theo phân loại BMI. Nhóm thừa cân/béo phì có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp hơn 0,3 lần so với nhóm bình thường (95% khoảng tin cậy 0,1-0,6), và nhóm có mức albumin huyết thanh dưới 35 g/l có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn 13,1 lần so với nhóm bình thường (p < 0,05).


Kết luận: Kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh suy tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] James, Spencer L, Abate et al Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 354 diseases and injuries for 195 countries and territories, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017, The Lancet, 2018, 392 (10159), 1789-1858.
[2] Lam, Carolyn SP, Heart failure in Southeast Asia: facts and numbers, Wiley Online Library, 2015, 46-49.
[3] Sahle, Berhe W, Owen et al, Prevalence of heart failure in Australia: a systematic review, BMC cardiovascular disorders, 2016, 16 (3), 1-6.
[4] Shubin LV, Songchao RU, The prevalence of malnutrition and its effects on the all-cause mortality among patients with heart failure: A systematic review and meta-analysis, PLoS One, 2021, 16 (10), e0259300.
[5] Đỗ Bích Thủy, Trần Thị Phúc Nguyệt, Chu Thị Tuyết, Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2018, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2019, 15 (2), 35-41.
[6] Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Tuấn, Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của người bệnh suy tim cấp tại Viện Tim mạch Việt Nam 2020, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2022, 149 (1), 50-59.
[7] Đỗ Thị Hiến, Phạm Trường Sơn, Nguyễn Thanh Hải và CS, Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy tim điều trị nội trú tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2022, 17 (8), 20-27.
[8] Phạm Văn Bắc, Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn thực tế và thói quen ăn uống của người bệnh tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2016.