8. TỶ LỆ TIÊM MŨI NHẮC LẠI VẮC XIN COVID-19 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện để xác định tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại (TMNL) vắc xin COVID-19 và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm chủng của người dân tại xã Tân Châu, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 360 người dân từ đủ 18 tuổi trở lên tại xã Tân Châu, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bộ câu soạn sẵn và thang đo tiền đề tâm lý ảnh hưởng quyết định tiêm chủng (thang đo 5C).
Kết quả: Tỷ lệ TMNL vắc xin COVID-19 ở đối tượng tham gia nghiên cứu là cao, 84,7%, trong đó tỷ lệ tiêm mũi 3 là 39,4%, mũi 4 là 35,3%. Đối tượng là người dân tộc K’Ho có tỷ lệ TMNL thấp hơn so với đối tượng dân tộc Kinh. Đối tượng có trình độ học vấn cao có tỷ lệ TMNL cao. Tất cả nhân tố của thang đo 5C đều có tác động đến tỷ lệ TMNL vắc xin COVID-19.
Kết luận: Tăng cường tiếp cận, tuyên truyền tầm quan trọng và lợi ích của việc TMNL vắc xin COVID-19, tập trung đến đối tượng là người dân tộc K’Ho, người có trình độ học vấn thấp. Nâng cao mức độ tin tưởng vào vắc xin, trách nhiệm với cộng đồng trong việc phòng ngừa dịch lây lan; nhấn mạnh tính nguy hiểm của dịch bệnh, loại bỏ các rào cản trong tiếp cận tiêm chủng để nâng cao tỷ lệ TMNL vắc xin COVID-19.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vắc xin COVID-19, tiêm mũi nhắc lại, thang đo 5C
Tài liệu tham khảo
[2] Tô Hồng Thư, Võ Ngọc Yến Nhi, Nguyễn Thị Thu Thủy, Xây dựng thang đo mức độ chấp nhận tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên đối tượng sinh viên. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 505(2):169- 175.
[3] Bộ Y tế, Tăng tốc tiêm vaccine phòng COVID-19. 2022. https://moh.gov.vn. Truy cập ngày 19/01/2023.
[4] Nguyễn Thị Hà, Đặng Thị Huệ, Phạm Hùng Tiến, Nguyễn Thị Anh Vân, Một số yếu tố liên quan đến chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 của giáo viên Việt Nam năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 504(2):210-215
[5] Yadete T, Batra K, Netski DM et al., Assessing Acceptability of COVID-19 Vaccine Booster Dose among Adult Americans: A Cross-Sectional Study. Vaccines, 2021, 9(12):1424.
[6] Abdou MS, Kheirallah KA, Aly MO et al., The coronavirus disease 2019 (COVID-19) vaccination psychological antecedent assessment using the Arabic 5c validated tool: An online survey in 13 Arab countries. PloS one, 2021, 16(11):e0260321.
[7] Deng X, Zhao Y, Wang S et al, Assessing COVID-19 Vaccine Booster Hesitancy Using the Modified 5C Scale in Zhejiang Province, China: A Cross-Sectional Study. Vaccines, 2023, 11 (3):706.
[8] Tokiya M, Hara M, Matsumoto A et al., Acceptance of Booster COVID-19 Vaccine and Its Association with Components of Vaccination Readiness in the General Population: A Cross-Sectional Survey for Starting Booster Dose in Japan. Vaccines, 2022, 10(7):1102.