ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN UNG THƯ BIỂU MÔ TRỰC TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô trực tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc trên 109 bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTT được điều trị phẫu thuật tại Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 10/2016 đến 05/2019.
Kết quả: Biến chứng rò miệng nối (2,75%). Chảy máu sau mổ (1,83%). Nhiễm trùng vết mổ bụng (10,09%). Liệt ruột sau mổ (5,50%). Bí tiểu (4,59%). Tắc ruột (2,75%). Rò bàng quang và loạn thần đều chiếm 1,83%. Chảy máu trong ổ bụng, áp xe tiểu khung, viêm tụy cấp đều chiếm 0,92%. Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo có 1 BN chiếm 0,92%. Có 18,37% BN tái phát bệnh sau mổ. Có 11,22% BN có di căn xa được phát hiện sau phẫu thuật, cơ quan di căn là di căn gan, di căn phổi.
Kết luận: Biến chứng trong phẫu thuật triệt căn UTTT chủ yếu là rò miệng nối, nhiễm trùng vết mổ, liệt ruột sau mổ. Tỷ lệ tái phát và di căn xa trong quá trình theo dõi sau mổ là 18,37% (11,22% BN có di căn xa)
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư trực tràng, kết quả sớm, phẫu thuật triệt căn.
Tài liệu tham khảo
[2] RJ Heald, M Husband, RDH Ryall, The mesorectum in rectal cancer surgery-the clue to pelvic recurrence?, Br. J. Surg., 1982; 69(10):613-6.
[3] Seung HB, Nam KK, Young CL et al., Prognostic Significance of Circumferential Resection Margin Following Total Mesorectal Excision and Adjuvant Chemoradiotherapy in Patients with Rectal Cancer, Ann Surg Oncol., 2007; 14(2) : 462-469.
[4] Youn YP, Jaeim L, Yoon DH et al., Survival outcomes after isolated local recurrence of rectal cancer and risk analysis affecting its resectability, J Surg Oncol, 2020; 122(7): 1470-1480
[5] Cuong TA, Study the characteristics of lymph node metastasis and surgical treatment outcomes rectal cancer is present in the hospital K, Doctor of Medicine Thesis, Hanoi Medical University, 2017. (in Vietnamese)
[6] Tuan LQ, Evaluation of the results of surgical resection and anastomosis in the treatment of middle and low rectal cancer, Doctor of Medicine Thesis, Hanoi Medical University, 2020. (in Vietnamese)
[7] Peter I, Ismail G, Lene HI, Danish Colorectal Cancer Group Database, Clin Epidemiol., 2016; 8: 465-468. https://doi.org/10.2147/CLEP.S99481
[8] Celeste YK, Wissam JH, Obaid OC et al., Risk Factors for Anastomotic Leakage After Anterior Resection for Rectal Cancer, JAMA Surg., 2013;148 (1): 65-71.
[9] Bogdan CP, Scott C, Anthony RM et al., Postoperative Complications Following Surgery for Rectal Cancer, Ann Surg., 2010; 251(5):807-818
[10] Philip R, John TH, TNM staging atlas with oncoanatomy, Lippincott Williams & Wilkins Publisher, 2012; p. 352-361.