42. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lâm Thị Quế Anh1, Bùi Thế Dũng1, Lê Thị Tuyết1, Võ Thị Bích Trâm1, Lê Thị Thùy Trang1, Trịnh Thị Ngọc Trâm1, Trần Hòa1, Nguyễn Thanh Hiền1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị dùng thuốc của người bệnh suy tim và xác định các yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại phòng khám Tim mạch và phòng khám Suy tim, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024. Người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp tự điền vào bộ câu hỏi khảo sát được thiết kế sẵn.


Kết quả: Có tổng cộng 340 người bệnh thỏa tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị dùng thuốc là 94,7%, tỷ lệ chưa tuân thủ điều trị dùng thuốc là 5,3%. Trong đó, tuân thủ điều trị dùng thuốc cao là 69,4%, tuân thủ điều trị dùng thuốc trung bình là 25,3% và tuân thủ điều trị dùng thuốc thấp là 5,3%. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị dùng thuốc bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, các nguyên nhân suy tim, thời gian mắc suy tim và thói quen uống thuốc.


Kết luận: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ thuốc điều trị suy tim là tương đối cao. Người bệnh có điều kiện kinh tế kém, mắc bệnh suy tim lâu năm có mối liên quan với kém tuân thủ điều trị. Đây là nhóm người bệnh nên nhận được nhiều sự quan tâm của nhân viên y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định số 1857/QĐ-BYT ngày 05/07/2022 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn”, 2022.
[2] Đỗ Thị Nam Phương, Nguyễn Anh Duy Tùng, Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tim mạch học, 2019.
[3] Pallangyo P, Millinga J, Bhalia S et al, Medication adherence and survival among hospitalized heart failure patients in a tertiary hospital in Tanzania: a prospective cohort study, BMC research notes, 2020, 13 (1), 89.
[4] Awad A, Osman N, Altayib S, Medication adherence among cardiac patients in Khartoum State, Sudan: a cross-sectional study, Cardiovascular Journal of Africa, 2017,28 (6), 350-355.
[5] Rezaei S, Vaezi F, Afzal G, Naderi N, Mehralian G, “Medication Adherence and Health Literacy in Patients with Heart Failure: A Cross-Sectional Survey in Iran”, Health literacy research and practice, 2022, 6 (3), 191-199.
[6] Tạ Thị Quỳnh Hoa, Tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim tại Khoa Khám bệnh tự nguyện, Bệnh viện Tim Hà Nội, Trường Đại học Thăng Long, 2022.
[7] Jarrah M, Khader Y, Alkouri O et al, Medication Adherence and Its Influencing Factors among Patients with Heart Failure: A Cross Sectional Study, Medicina (Kaunas, Lithuania), 2023, 59 (5).