SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Chí Thành Lý, Văn Mãi Đỗ, Đức Thái Hoàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Trung tâm Y tế huyện Mỹ Xuyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích trên 385 hồ sơ bệnh án bệnh nhân đái tháo đường tại Trung tâm Y tế huyện Mỹ Xuyên, từ tháng 11/2019 đến tháng 03/2020. Kết quả: Tỷ lệ BN mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở nữ chiếm 64,4%, nam chiếm 35,6%, có độ tuổi trung bình 60,0±10,0, số tuổi lớn nhất là 92 và số tuổi nhỏ nhất là 40. Chủ yếu có thời gian điều trị đái tháo đường týp 2 từ 4–7 năm với tỉ lệ 24,9%, bệnh nhân điều trị từ 1–3 năm và >11 năm đều chiếm 23,6%. Bệnh nhân điều trị 8-11 năm là 18,4%. Nhóm bệnh nhân có khoảng thời gian điều trị <1 năm, >6 tháng có tỉ lệ thấp nhất chiếm khoảng 9,4%. Có 71,2% bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, còn lại 28,8% bệnh nhân được khảo sát tuân thủ kém. Nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ điều trị: 67,6% hay quên việc uống thuốc, 43,2% là quá bận rộn với công việc hay gia đình, 25,2% sợ tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi... Những nguyên nhân khác dẫn đến việc kém tuân thủ là do tiền thuốc quá tốn kém (17,1%), số lượng thuốc quá nhiều (36,0%), phải uống thuốc nhiều lần trong ngày (15,3%). Bệnh nhân tỏ ra không thích uống thuốc điều trị đã được khám và kê đơn (22,5%). Có 22,5% bệnh nhân thừa nhận họ kém tuân thủ là do các nguyên nhân khác. Kết luận: Có 71,2% bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, còn lại 28,8% bệnh nhân được khảo sát tuân thủ kém. Nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ điều trị chủ yếu là hay quên việc uống thuốc (67,6%), 43,2% là quá bận rộn với công việc hay gia đình, 25,2% sợ tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi...

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quốc Khánh (2010). Số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam: Tăng nhanh nhất thế giới.
2. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2010), Đánh giá hiệu quả tư vấn trong điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 tại BV. Đa khoa khu
vực Thống Nhất Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I, Đại học Y Dược TP.HCM.
3. Bùi Thị Khánh Thuận (2009), Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và tập luyện ở người bệnh ĐTĐ týp 2
tại Bệnh viện Nhân Dân 115 Tp.HCM, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM.
4. Đỗ Quang Tuyển (2012), Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại phòng Khám Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng,
Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
5. Brittany L. Smalls, Rebekah J. Walker, Leonard E. Egede (2012). Associations between coping, diabetes
knowledge, medication adherence and self-care behaviors in adults with type 2 diabetes. General Hospital Psychiatry,
34(4): 485-389.
6. Erica Shreck, Jeffrey S, Gonzalez, et al. (2014). Risk perception and self-management in Urban, diverse
adults with týp 2 diabetes - the improving diabetes outcomes study. International ournal of Behavioral Medicine,
21(1): 88-98.
7. Ranial M. Jamous, Waleed M. Sweileh, Donald E. Morisky (2011). Adherence and satisfaction with oral
hypoglycemic medications: a study in Palestine. International Journal of Clinical Pharmacy, 33(6): 942-948.
8. Al-Qazaz. Harith, Syed Sulaiman, Fahad Saleem (2011). Diabetes knowledge, medication adherence and
glycemic control among patients with týp 2 diabetes. International Journal of Clinical Pharmacy, 33(6): 1028-1035.
9. Prem Adhien, Liset van Dijk, Jacqueline G, et al. (2013). Evaluation of a pilot study to influence medication
adherence of patients with diabetes mellitus type -2 by the pharmacy. International Journal of Clinical Pharmacy, 35(6):