6. THỰC TRẠNG CẤP CỨU TRƯỚC VIỆN Ở BỆNH NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Nguyễn Trung Kiên1, Trần Quốc Việt2, Trần Quốc Việt3
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 13
3 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng cấp cứu trước viện ở bệnh nhân tai nạn giao thông tại Bệnh viện Quân y 175.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực trạng các biện pháp cấp cứu trên 846 bệnh nhân bị tai nạn giao thông đến cấp cứu và điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023. Các chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu và phân tích thống kê.


Kết quả: Phần lớn bệnh nhân tai nạn giao thông được sơ cứu tại chỗ (70,45%), trong đó bệnh nhân tai nạn giao thông được sơ cứu ban đầu đúng cách chiếm 52,01% và sơ cứu không đúng cách chiếm 47,99%. Đặc điểm vận chuyển bệnh nhân cho thấy có 37,12% bệnh nhân tai nạn giao thông được vận chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 đúng cách, an toàn; trong khi đó phần lớn bệnh nhân (62,88%) được vận chuyển chưa đúng cách.


Kết luận: Bệnh nhân chấn thương do tai nạn giao thông phần lớn được thực hiện các biện pháp sơ cứu trước viện, tuy nhiên tỷ lệ sơ cứu và vận chuyển đúng cách còn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đinh Văn Quỳnh, Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Thực trạng cấp cứu chấn thương trước viện qua các trường hợp chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, Kỷ yếu Hội nghị an toàn giao thông Việt Nam năm 2021, 2021, tr. 322-329.
[2] Bùi Thị Hương Quỳnh, Trần Thị Ngân, Hoàng Thùy Dung và cộng sự, Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020, Tạp chí Giao thông, số đặc biệt khoa học công nghệ trong an toàn giao thông Việt Nam, 2022, tr. 109-113.
[3] Lê Xuân Quý, Lâm Tiến Tùng, Thực trạng cấp cứu chấn thương trước viện qua các trường hợp người bệnh nhập viện Trung tâm cấp cứu do tai nạn giao thông tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 529 (8-1B), 2023, tr. 162-166.
[4] Lương Mai Anh, Trần Lệ Mai, Kiến thức, thực hành sơ cấp cứu của cộng tác viên y tế tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2014, Tạp chí Y học dự phòng, 27(1/2017), 2017, tr. 206-214.
[5] Lê Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Văn Sơn, Đánh giá công tác sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2013, Tạp chí Y học Việt Nam, 440 (tháng 3, số 2), 2016, tr. 74-79.
[6] Phạm Minh Khuê, Vũ Hải Vinh, Đánh giá công tác sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 6 tháng đầu năm 2018, Tạp chí Y học Việt Nam, 489 (tháng 4, số 1), 2020, tr. 99-103.
[7] Lê Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Văn Sơn, Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt Tiệp năm 2013, Tạp chí Y học Việt Nam, 440 (tháng 3, số 2), 2016, tr. 182-187.